Chỉ số MCHC là gì? Ý nghĩa trong xét nghiệm máu

Chỉ số MCHC là gì? Chỉ số biểu hiện nồng độ hemoglobin trong mỗi tế bào hồng cầu giúp đánh giá sức khỏe tổng thể

Chỉ số MCHC trong máu là nồng độ trung bình của hemoglobin trong mỗi tế bào hồng cầu. Nồng độ MCHC biến đổi đột ngột là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý. Do đó, xét nghiệm MCHC rất cần thiết trong chẩn đoán rối loạn máu, định lượng sắt, nồng độ huyết sắc tố,… Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tóm lại, xét nghiệm MCHC không chỉ giúp đánh giá sức khỏe tổng thể mà còn phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến hệ thống máu. Vậy chỉ số MCHC là gì? Xem ngay chi tiết toàn bộ thông tin thông qua bài viết dưới đây.

1. MCHC là gì? Chỉ số MCHC trong máu

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) là nồng độ hemoglobin trung bình chứa trong mỗi tế bào hồng cầu. Nói đơn giản, đây là nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu. Từ đó, cho biết tỷ lệ phần trăm hemoglobin hình thành tế bào máu. Nó được đánh giá là chỉ số quan trọng biểu hiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Bởi Hemoglobin là loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến toàn bộ cơ quan. Đồng thời, giải phóng carbon dioxide ra khỏi các mô.
Nồng độ MCHC thường được đo bằng gam trên deciliter (g/dL). Đồng thời, được sử dụng để đánh giá màu sắc hoặc nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu. Chỉ số MCHC tăng giảm bất thường cảnh báo các vấn đề sức khỏe với một số bệnh lý tiềm ẩn.

thành phần máu

2. MCHC trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu MCHC giúp xác định lượng MCHC trong máu. Tức là nồng độ hemoglobin trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi sẽ đưa ra chỉ số MCHC. Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và chẩn đoán một số bệnh lý liên quan. Điển hình là bệnh rối loạn đông máu, thiếu máu do thiếu sắt,… Chỉ số MCHC bình thường nằm trong khoảng từ 316 đến 372 g/L. Chỉ số này biến động là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe. Bệnh nhân cần thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cân bằng chỉ số.

3. Ý nghĩa của chỉ số MCHC trong máu là gì?

Chỉ số MCHC là chỉ số quan trọng được đánh giá bằng xét nghiệm công thức máu toàn phần. Nó được đo bằng nồng độ hemoglobin và hematocrit trong mẫu máu. MCHC thể hiện nồng độ hemoglobin trong hồng cầu và chẩn đoán một số bệnh do chỉ số thay đổi thất thường. Với người bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu trên một thể tích máu dao động từ 316 đến 327g/L. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong con số này cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Điều này đòi hỏi bạn cần đặc biệt chú ý đến giữ gìn sức khỏe.

chỉ số mchc

4. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH

Trước khi xét nghiệm chỉ số MCH, người bệnh cần tuân thủ một số quy định sau. Điều này giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Cùng BCC điểm danh ngay.

  • Tuyệt đối ngưng sử dụng mọi loại thuốc trước khi xét nghiệm máu. Nếu lỡ uống, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có giải pháp kịp thời.
  • Nhịn ăn trong 8 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm. Đặc biệt tuân thủ nếu chẩn đoán một số bệnh về gan mật, mỡ máu, đường huyết,… Nếu xét nghiệm cường giáp hoặc HIV cùng một số bệnh khác thì không cần nhịn ăn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… trong tối thiểu 24h trước khi thực hiện xét nghiệm.

5. Dấu hiệu cảnh báo do chỉ số MCHC thấp

Chỉ số MCHC quá thấp cho thấy cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Tình trạng này dẫn đến các cơn đau choáng váng và mệt mỏi kéo dài. Chỉ số MCHC trong máu thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh sau:

5.1 Bệnh Thalassemia

Bệnh Thalassemia là căn bệnh nghiêm trọng về rối loạn máu. Khi mắc bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ít hemoglobin bất thường. Hai dạng chính của bệnh lý này là α-Thalassemia và β-Thalassemia. Điều này khiến chỉ số MCHC của bệnh nhân thấp hơn bình thường.

5.2 Chứng tăng hồng cầu lưới

Hồng cầu lưới là các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành được sản sinh từ tủy xương đến máu ngoại vi. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường có ít hemoglobin trên mỗi tế bào hơn các tế bào hồng cầu trưởng thành. Đó là bởi các hồng cầu lưới non yếu chưa phát triển đến mức độ trưởng thành. Vì vậy, lượng hemoglobin bên trong cũng rất ít.

5.3 Nhiễm trùng

Một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như: Nhiễm ký sinh trùng, bệnh lao, HIV,… Các vấn đề sức khỏe này cũng khiến MCHC thấp hơn mức bình thường.

5.4 Thiếu máu

Thiếu máu đặc trưng do lượng hemoglobin thấp. Nó có thể xảy ra ở thời kỳ mang thai hoặc do chế độ ăn uống thiếu sắt. Một số trường hợp gây ra tình trạng này còn đe dọa đến tính mạng. Các yếu tố làm giảm lượng hemoglobin như:

  • Sản sinh ít tế bào máu
  • Tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn tốc độ hình thành
  • Mất máu
  • Do vết thương, vết loét, bệnh trĩ hoặc ung thư
  • Hiến máu thường xuyên, thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Các loại thiếu máu có liên quan đến nồng độ hemoglobin thấp bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt

Chế độ ăn uống thiếu sắt hoặc khả năng hấp thụ sắt kém có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này khiến quá trình hình thành hồng cầu bị ảnh hưởng. Các tế bào hồng cầu sẽ nhỏ và nhạt màu hơn. MCHC, chỉ số đo lường nồng độ hemoglobin trên mỗi tế bào hồng cầu, giảm xuống ở những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Đó là bởi sắt rất cần thiết để sản xuất hemoglobin. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin trên mỗi tế bào hồng cầu giảm tự nhiên làm giảm chỉ số MCHC.

  • Thiếu máu ác tính

Tình trạng này xảy ra do thiếu vitamin B12. Nó thường xảy ra ở những người không thể hấp thụ vitamin B12.

  • Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản đặc trưng bởi số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm.

vàng da do thiếu máu

Xem thêm:

6. Chỉ số MCHC cao là dấu hiệu của bệnh gì?

Chỉ số MCHC cao hơn bình thường cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể mắc một số bệnh. Cụ thể:

6.1 Tan máu

Bệnh tan máu xảy ra do tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc phá hủy. Còn lượng hemoglobin vẫn được giữ nguyên. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số MCHC tăng cao.

6.2 Thiếu vitamin B12

Người bệnh thiếu vitamin B12 làm giảm lượng hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên lượng huyết sắc tố. Điều này khiến chỉ số MCHC không ngừng tăng.

6.3 Bệnh Hereditary Spherocytosis

Bệnh Hereditary Spherocytosis do hồng cầu bị phá hủy gây vàng da. Đây là bệnh lý liên quan đến biến dạng tế bào hồng cầu. Từ đó, chỉ số MCHC của người bệnh cũng cao hơn bình thường.

6.4 Agglutinin lạnh

Đây là bệnh lý phổ biến làm tăng chỉ số MCHC. Đó là bởi số lượng lớn kháng thể lạnh xuất hiện làm tăng khả năng kết dính các tế bào hồng cầu với nhau.

6.5 Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể mất lượng chất lỏng lớn hơn so với lượng cần thiết. Nồng độ các thành phần trong máu tăng cao, bao gồm huyết sắc tố. Nồng độ tăng cũng khiến chỉ số MCHC cao hơn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và nhanh chóng bình thường lại khi cung cấp đủ nước cho cơ thể.

6.6 Bệnh hồng cầu hình cầu (tròn) di truyền

Loại bệnh này xảy ra do rối loạn di truyền. Các tế bào hồng cầu có hình cầu tròn thay vì hình dạng hai mặt lõm đặc trưng. Hồng cầu hình cầu – tròn có nồng độ hemoglobin cao hơn làm tăng chỉ số mchc.

6.7 Thiếu máu tán huyết tự miễn

Một số bệnh tự miễn phá hủy hồng cầu khiến chỉ số xét nghiệm máu MCHC cao.

6.8 Thiếu máu rối loạn tạo hồng cầu bẩm sinh (CDA)

Đây là dạng rối loạn di truyền hiếm gặp tác động đến sự phát triển của hồng cầu. Tình trạng này làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Từ đó, khiến chỉ số MCHC tăng cao bất thường.

6.9 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Trong một số trường hợp, những người mắc COPD nặng có thể có MCHC cao hơn do tình trạng thiếu oxy mãn tính (mức oxy thấp) và bệnh đa hồng cầu (tăng số lượng hồng cầu).

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

6.10 Các bệnh lý huyết sắc tố hiếm gặp khác

Chỉ số MCHC có thể tăng do một số bệnh lý huyết sắc tố hiếm gặp và các biến thể huyết sắc tố cấu trúc.

6.11 Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô

Nồng độ sắt quá mức, tích tụ trong cơ thể khiến lượng huyết sắc tố hemoglobin sản xuất quá nhiều. Tình trạng này khiến chỉ số xét nghiệm máu MCHC cao.

7. Típ duy trì chỉ số MCHC ở mức bình thường

7.1 Khám sức khỏe định kỳ

Theo các chuyên gia, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để duy trì chỉ số MCHC ở mức bình thường. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm máu, bạn có thể biết mức độ của chỉ số MCHC trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại. Đồng thời, cung cấp các liệu pháp điều trị, cân bằng chỉ số và tránh được biến chứng nguy hiểm.

7.2 Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Nếu xét nghiệm máu chỉ số MCHC thấp

Việc tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, bệnh nhân cần đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt trong khẩu phần hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt, cá, trứng,… Đồng thời, hạn chế hoặc loại bỏ các loại đồ uống có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt như trà, cà phê, nước ngọt,… Chuyên gia cũng khuyến khích bổ sung sắt thông qua thực phẩm hoặc viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nếu xét nghiệm máu chỉ số MCHC cao

Bác sĩ thường khuyến cáo bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 khi chỉ số MCHC quá cao. Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm như gan lợn, thịt gà… Ngoài ra, người bệnh cần điều chỉnh lối sống lành mạnh. Cụ thể là không uống rượu bia, không hút thuốc lá (nicotin).

cung cấp thực phẩm giàu vitamin b12

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Chỉ số MCHC là gì?. Đây là chỉ số máu quan trọng đo lường lượng hemoglobin trong một tế bào hồng cầu. MCHC cung cấp thông tin về nồng độ hemoglobin trong hồng cầu, giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe như thiếu máu và các bệnh liên quan đến hồng cầu. Đây là một phần quan trọng trong các bài kiểm tra máu. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...