PDW trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số quan trọng trong chẩn đoán được nhiều bệnh lý liên quan đến tiểu cầu từ viêm nhiễm đến ung thư
Xét nghiệm máu định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bất thường trong cơ thể. PDW (Platelet Distribution Width) đo độ đồng đều của kích thước tiểu cầu trong máu. Sự tăng PDW có thể cảnh báo về nhiều vấn đề sức khỏe, từ viêm nhiễm đến ung thư. Hiểu biết về PDW giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời. Cùng BCC khám phá chi tiết về “PDW trong xét nghiệm máu là gì?” thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Chỉ số PDW là gì?
Xét nghiệm máu là phương pháp quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng thể. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy rất nhiều thông số liên quan đến sức khỏe. Trong đó, phải kể đến chỉ số PDW. Xét nghiệm PDW (Platelet Disrabution Width) giúp đánh giá mức độ phân bố của tiểu cầu trong một đơn vị tế bào máu. Kết quả xét nghiệm này thường không được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, nó là chỉ số không thể bỏ qua trong xét nghiệm máu.
Có ba loại tế bào máu trong cơ thể đảm nhận một vai trò nhất định là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, tiểu cầu rất nhỏ, không nhân và được sản xuất từ tủy xương. Nó giúp chữa lành, phục hồi vết thương bằng thúc đẩy quá trình đông máu khi cơ thể bị thương. Do đó, tình trạng tăng, giảm tiểu cầu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cần tiến hành kiểm tra độ phân bố của tiểu cầu bằng cách thực hiện xét nghiệm PDW. Đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, ung thư phổi, các bệnh lý về gan, thận,… Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
2. Ý nghĩa của chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì? Đây là thông số quan trọng giúp đánh giá mật độ tế bào tiểu cầu trong máu. Chỉ số này giúp kiểm tra hiệu quả điều trị cũng như kiểm soát sức khỏe từ sớm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, chỉ số PDW trong xét nghiệm máu còn hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cho một số bệnh lý liên quan đến tiểu cầu.
Nồng độ PDW ở người trung bình dao động từ 7 – 18%. Dựa vào chỉ số PDW cùng một số chỉ số xét nghiệm khác về tiểu cầu như P-LCR, PLT, MPV,… bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả cho một số bệnh lý liên quan đến tiểu cầu. Chẳng hạn như thiếu máu, ung thư phổi, bệnh lý về gan, thận, nhiễm khuẩn, hồng cầu hình liềm, ung thư phổi,… Việc thực hiện tổng phân tích máu chuyên sâu với các chỉ số liên quan khác giúp đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe.
3. Thời điểm cần xét nghiệm PDW
Xét nghiệm PDW đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng thể. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm chỉ số này rất cần thiết. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thiếu máu, ung thư phổi, bệnh lý về gan, thận,…, cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm PDW. Đây là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán sớm và chính xác nhất.
Ngoài ra, trong quá trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bác sĩ cũng có thể chỉ định đánh giá PDW nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý kể trên. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào chỉ số PDW để đánh giá. Thay vào đó, cần thực hiện kết hợp thực hiện với các kết quả chuyên sâu như P-LCR, PLT, MPV,… để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Xem thêm:
- Chỉ số NEUT trong máu là gì? Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu
- Chỉ số BASO trong xét nghiệm máu là gì? Giải mã chi tiết
4. Một số cảnh báo từ kết quả chỉ số PDW trong xét nghiệm máu
Chỉ số PDW ở người bình thường dao động trong khoảng từ 10 – 17,9%. Đây là tiêu chuẩn để xác định mức độ phân bổ tiểu cầu máu bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số này tăng giảm bất thường, chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Cùng BCC khám phá ngay biểu hiện.
4.1 Chỉ số PDW tăng cao trong xét nghiệm máu là gì?
Nồng độ PDW càng cao đồng nghĩa với mức độ phân bổ của tiểu cầu thay đổi càng nhiều. Chỉ số xét nghiệm này càng cao đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo càng lớn.
- Ung thư phổi: Đây là mối đe dọa lớn đến tình trạng sức khỏe. Nó biểu hiện sự xuất hiện của khối u ác tính ở một hoặc hai bên phổi. Một số dấu hiệu đặc trưng phải kể đến như ho kéo dài, kèm đờm hoặc máu, khàn giọng, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thở khò khè,…
- Nhiễm trùng máu: Ngoài chỉ số PDW, MPV cũng hỗ trợ chẩn đoán và ước tính tỷ lệ tử vong do bệnh lý này gây ra. Loại nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm này có thể cướp đi tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nó do vi khuẩn gram âm, gram dương gây bệnh.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Chỉ số PDW trong máu quá cao có thể cảnh báo bệnh hồng cầu hình liềm. Bệnh nhân mắc phải loại bệnh lý này do tế bào hồng cầu bị biến dạng. Điều này làm hàm lượng bilirubin trong máu ngày càng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến một số bệnh lý khác. Chẳng hạn như sỏi mật, tổn thương gan, thận, thiếu máu não, tắc nghẽn vi mạch phổi, tai biến mạch máu não,…
4.2 Chỉ số PDW giảm thấp
Chỉ số PDW giảm thấp cảnh báo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân làm giảm nồng độ PDW trong máu:
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
- Gan, thận bị ảnh hưởng do thường xuyên sử dụng chất kích thích như cồn, rượu, bia, thuốc lá,…
- Một số yếu tố khác: Độ tuổi, ung thư dạ dày, tiến trình phát triển của khối u,…
Xem thêm:
- Chỉ số MCV là gì? Ý nghĩa trong xét nghiệm máu và tips cân bằng
- Chỉ số MCHC là gì? Ý nghĩa trong xét nghiệm máu
5. Lưu ý trước khi xét nghiệm PDW
Quá trình chuẩn bị trước khi xét nghiệm đóng vai trò khá quan trọng đối với kết quả xét nghiệm PDW. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để không ảnh hưởng đến việc xét nghiệm máu.
- Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chỉ số trong cơ thể. Bởi vậy, bệnh nhân cần trao đổi chi tiết về chế độ ăn trước khi làm xét nghiệm.
- Tránh sử dụng các chất kích thích để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Trao đổi chi tiết về tiền sử bệnh (nếu có), các loại thuốc đã và đang sử dụng,… Điều này có thể đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
- Một số xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
- Một số loại thuốc có thành phần hoặc tác dụng phụ ảnh hưởng đến chỉ số công thức máu. Do đó, cần thông báo chi tiết với bác sĩ để nắm bắt được tình hình sức khỏe.
- Ưu tiên sử dụng nước lọc và cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Điều này giúp gia tăng lượng máu trong cơ thể. Từ đó, đảm bảo quá trình xét nghiệm máu diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
Việc tăng giảm chỉ số PDW cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Do đó, mọi người cần chủ động tìm hiểu về chỉ số PDW cũng như thực hiện xét nghiệm định kỳ. Để từ đó, có thể xác định được tình trạng sức khỏe có ổn định cũng như chẩn đoán một số bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả này để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
6. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “PDW trong xét nghiệm máu là gì?”. Đây là chỉ số quan trọng giúp phát hiện các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gout, mỡ máu, và gan nhiễm mỡ. Việc thực hiện tổng phân tích máu định kỳ và tìm hiểu về các chỉ số liên quan giúp chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Nếu có biểu hiện bất thường, việc thăm khám và điều trị kịp thời là cần thiết để duy trì sức khỏe tốt nhất. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.