RDW trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa và một số lưu ý cần biết

RDW trong xét nghiệm máu là gì? Thông số quan trọng trong sàng lọc, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị các bệnh lý liên quan đến tế bào máu

Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng quát và phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong đó, chỉ số RDW (Red Cell Distribution Width) đóng vai trò quan trọng. RDW giúp đo lường sự đồng đều trong kích thước của các hồng cầu. Đây là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe miễn dịch, từ rối loạn máu đến viêm nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến “RDW trong xét nghiệm máu là gì?”.

1. Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu là gì?

RDW (Red cell Distribution Width) là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng phân bổ, hình dạng và kích thước của hồng cầu. Mọi tế bào đều chứa hồng cầu với kích thước và thể tích nhất định. Bởi vậy, chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường có thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Thậm chí, có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Trong xét nghiệm máu, thực hiện xét nghiệm RDW nhằm kiểm tra sự thay đổi về hình dạng và kích thước của tế bào hồng cầu.
Giá trị chỉ số này ở mức trung bình thường rơi vào khoảng 9 – 15%. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với mức độ phân bố hồng cầu càng nhiều. Trong xét nghiệm, có hai loại tế bào RDW. Bao gồm RDW-SD là thông số về thể tích thực (nồng độ bình thường 29 – 46 fL). Và RDW-CV là giá trị % (nồng độ bình thường ở người lớn 11.6 – 14.6%). Từ chỉ số này kết hợp với chỉ số hồng cầu hoặc tế bào máu khác, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và liệu pháp điều trị liên quan đến bệnh lý. Chẳng hạn như thiếu máu, suy gan, ung thư, đái tháo đường, bệnh Thalassemia,… Hoặc đánh giá hồng cầu có đủ oxy cho các cơ quan hay không.

2. Các đối tượng cần làm xét nghiệm chỉ số RWD

Xét nghiệm chỉ số RDW giúp xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh lý liên quan đến tế bào máu. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số đối tượng cần làm xét nghiệm chỉ số RWD:

  • Người bị mất máu nhiều, không rõ nguyên nhân
  • Mắc bệnh nhiễm trùng nặng dài ngày
  • Người mắc bệnh Crohn mạn tính, bệnh tiểu đường
  • Người bị thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, da xanh xao, chân tay lạnh,…
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS
  • Người có chế độ ăn thiếu sắt, thiếu khoáng chất kéo dài khiến cơ thể mắc rối loạn chuyển hóa và sản sinh máu
  • Bản thân người bệnh hoặc gia đình có tiền sử bệnh Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, rối loạn máu di truyền

chỉ số rdw

Xem thêm:

3. Quy trình lấy máu xét nghiệm chỉ số RDW

Kiểm tra chỉ số RDW giúp xác định khả năng phân bố hồng cầu. Tuy nhiên, nó không được đánh giá riêng lẻ. Thay vào đó, cần kết hợp với các xét nghiệm chỉ số máu khác. Điều này giúp đưa ra đánh giá và giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cần đảm bảo quy trình xét nghiệm đạt chuẩn để đảm bảo tính chính xác của kết quả. Cùng BCC tìm hiểu ngay các bước xét nghiệm chỉ số RDW:

  • Dùng cồn sát khuẩn vị trí lấy máu
  • Nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch từ cánh tay.
  • Lấy một lượng máu đầy đủ, đựng vào ống nghiệm chứa chất chống đông
  • Nhanh chóng đưa mẫu máu đến phòng xét nghiệm.
  • Bác sĩ và các kỹ thuật viên sử dụng thiết bị hiện đại để tiến hành kiểm tra, phân tích kích thước và thể tích tế bào máu.
  • Kết quả máu có sau khoảng từ 60-90 phút.
  • Bác sĩ tiến hành đọc kết quả, chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

lấy máu tính mạch xét nghiệm rdw

4. Ý nghĩa kiểm tra RDW trong xét nghiệm máu là gì?

Kết quả chỉ số RDW là căn cứ để chẩn đoán một số bệnh lý. Ví dụ như bệnh Thalassemia, bệnh thiếu máu, suy gan, tim mạch, tiểu đường,… Ngoài ra, nó còn chỉ ra khả năng cung cấp oxy cho các tế bào khác của tế bào hồng cầu. Từ đó, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả.

5. Mối quan hệ giữa kích thước hồng cầu MCV và tế bào máu RDW có ảnh hưởng tới cơ thể thế nào?

Để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ thường dựa trên cả hai chỉ số là RDW và MCV. MCV là chỉ số đánh giá kích thước trung bình của tế bào hồng cầu MCV. Nó thường rơi vào khoảng 80 – 96 fL.

Trường hợp RDW thấp (giá trị dưới 9%, bất thường về kích thước hồng cầu) kết hợp với:
  • MCV tăng: Cảnh báo cơ thể mắc các bệnh liên quan đến tế bào máu như thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường: Dấu hiệu cơ thể có thể bị thiếu máu, tan máu cấp. Hoặc các bệnh lý như bệnh enzyme, bệnh mạn tính, hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: Người bệnh có thể bị thiếu máu trong bệnh mãn tính, Thalassemia dị hợp tử.
Trường hợp RDW tăng (giá trị trên 15%) kết hợp với:
  • MCV tăng: Người bệnh có thể mắc bệnh bạch cầu lympho mạn, ngưng kết lạnh, thiếu folate, thiếu vitamin B12, thiếu máu tan huyết do miễn dịch.
  • MCV bình thường: Báo hiệu cơ thể có thể mắc thiếu máu do goblin, giai đoạn đầu của tình trạng thiếu hụt: folate, vitamin B12 và sắt.
  • MCV giảm: Cảnh báo cơ thể mắc bệnh Thalassemia, thiếu sắt và phân mảnh hồng cầu
Trường hợp cả RDW và MCV bình thường

Trường hợp cả hai chỉ số này bình thường cũng không nên chủ quan. Bởi vẫn có khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến thiếu máu mãn tính, thiếu máu do mắc bệnh thận. Bởi vây, cần kết hợp với các chỉ số khác để đảm bảo chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Song có thể thấy, xét nghiệm RDW giúp phát hiện sớm các bệnh lý và tình trạng bất thường của sức khỏe.

6. Một số lưu ý cần nhớ trước khi lấy máu xét nghiệm

Kết quả chỉ số RDW đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng quan. Bởi vậy, việc đảm bảo kết quả RDW chính xác rất cần thiết để xác định tình trạng và nguyên nhân mắc các bệnh lý (nếu có). Do đó, cần tuân thủ tuyệt đối các lưu ý trong quá trình thực hiện xét nghiệm RDW. Cụ thể:

  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm trong 6-8 tiếng để đảm bảo kết quả chính xác
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm máu. Nếu lỡ hoặc bắt buộc phải sử dụng, cần trao đổi nhanh chóng
  • với bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xem thêm:

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “RDW trong xét nghiệm máu là gì?”. Đây là xét nghiệm đơn giản nhưng có vai trò quan trọng. Đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình sàng lọc và chẩn đoán các bệnh liên quan đến tế bào máu. Nhất là các bệnh lý liên quan đến tế bào hồng cầu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm RDW cũng như một số lưu ý cần biết khi thực hiện. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...