Trầm cảm nặng: Dấu hiệu, nguyên nhân và nguy cơ tự sát

Trầm cảm nặng là một căn bệnh tâm thần nghiêm trọng, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Có khoảng 10% -15% người lớn có ít nhất một cơn trầm cảm trong giai đoạn nào đó của cuộc sống. Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm lý có ảnh hưởng lớn đến tình thần, sức khỏe người bệnh và những người xung quanh. Bệnh trở nặng có thể dẫn đến nghĩ quẩn và có nguy cơ tự sát. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm nặng rất quan trọng để can thiệp và điều trị kịp thời.

1. Trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm thần ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phụ nữ dễ mắc hơn đàn ông với tỷ lệ 2:1. Khi bị trầm cảm, người bệnh luôn cảm thấy lo âu, mệt mỏi và không còn hứng thú với thứ gì. Từ đó, sinh ra nghĩ quẩn và có ý định tự sát. Tình trạng này thường kéo dài trên 2 tuần với các biểu hiện trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 mức độ: Trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trong đó, trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất. Người bệnh thường xuyên bị rối loạn lưỡng cực và muốn tự sát. Theo thống kê, hơn 50% trường hợp tự sát xuất phát từ nguyên do trầm cảm. Tuy nam giới ít mắc hơn nhưng khi rơi vào tình trạng này, xu hướng tự sát cao hơn.
Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Ý đồ tự sát nhiều hơn khoảng 10 – 12 lần so với hành vi tự sát. Theo các thống kê, tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn. Ngoài ra, nguy cơ cao ở những người từng tự tử, người thân từng tự tử, nghiện rượu, sống cô lập,…

trầm cảm nặng là gì

2. Dấu hiệu của trầm cảm nặng

Việc nhận biết giai đoạn trầm cảm nặng rất quan trọng. Bởi ở giai đoạn này, người bệnh có thể tự làm hại chính bản thân mình. Do đó, cần sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng đã được BCC tổng hợp:

2.1 2 triệu chứng chính

  • Buồn bã, hay khóc lóc và bi quan về cuộc sống
  • Không có động lực và hứng thú trong mọi việc. Ngay cả những việc mình yêu thích trước đây. Họ dần từ bỏ các thói quen, sở thích trước đây rồi tự đắm mình trong nỗi buồn vô hình.

2.2 7 triệu chứng liên quan

Rối loạn giấc ngủ

Người mắc bệnh thường luôn có cảm giác lo âu, tội lỗi và dằn vặt. Do đó, họ thường rất khó vào giấc, tỉnh giấc lúc nửa đêm và dậy sớm vào buổi sáng.

Thay đổi khẩu vị

Khi bị trầm cảm nặng, người bệnh thường chán ăn, ăn không ngon. Nếu thèm ăn thì cũng chỉ là các loại đồ ngọt như kẹo, kem, socola,…

Rối loạn tâm thần vận động hoặc dễ bị kích động

Người bị trầm cảm nặng thường có 2 xu hướng vận động. Thứ nhất là trở nên chậm chạp, không còn nhanh nhẹn và linh hoạt. Thứ hai là không thể ngồi một chỗ mà liên tục đi lại kèm theo sự bất an, lo lắng.

Cảm giác tội lỗi và thất vọng về bản thân

Đây là biểu hiện phổ biến của người mắc trầm cảm nặng. Người bệnh không ngừng đổ lỗi cho bản thân dù là lỗi nhỏ nhất. Từ đó, sinh ra mặc cảm, tự ti và không xứng đáng với bất kỳ điều gì tốt đẹp.

Mệt mỏi, lo lắng, hoảng sợ và bất an

Đi kèm với các triệu chứng trên, người bệnh còn bị khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh, khóc lóc, la hét,… Kéo dài tình trạng này khiến tinh thần và sức khỏe kiệt quệ.

Thiếu quyết đoán và sự tập trung

Người bị trầm cảm nặng luôn lo âu và suy nghĩ nhiều thứ. Do đó, nó làm giảm khả năng tập trung và đưa ra quyết định nhanh chóng. Đôi khi lúng túng khi không biết nên làm gì.

Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử

Đây chính là dấu hiệu điển hình và nguy hiểm nhất của bệnh trầm cảm. Họ tuyệt vọng và muốn tự sát để giải thoát. Thậm chí, có người còn lên kế hoạch tự sát tỉ mỉ. Chưa kể, nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm cho người khác. Đặc biệt là trầm cảm sau sinh, người mẹ có ý định hại cả mình và con.

2.3 Dấu hiệu khác

  • Trong một số trường hợp, người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động sơ đẳng thường ngày.
  • Người bệnh có thể bị hoang tưởng và xuất hiện ảo giác.

Đánh giá trầm cảm nặng dựa trên các dấu hiệu rất khó khăn. Bởi nó có thể giống với một số bệnh khác như ung thư, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim,…. Chẳng hạn người mắc đái tháo đường khiến bệnh nhân mệt mỏi, sút cân. Do đó, không thể căn cứ vào triệu chứng này để xác định trầm cảm.

mất ngủ do trầm cảm nặng

Xem thêm:

3. Sự nguy hiểm của trầm cảm nặng

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, dần dần hủy hoại cả sức khỏe và tinh thần người bệnh. Tuy nhiên, họ khó có thể nhận ra vấn đề. Do đó, các hậu quả ngày càng trở nên trầm trọng.

3.1 Ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

  • Giảm hiệu suất học tập, công việc
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm, cô đơn và lạc lõng
  • Không muốn tiếp xúc với mọi người, tự thu mình lại và không kiểm soát được cảm xúc
  • Tự làm đau bản thân, có ý định tự tử và gây hại cho người khác

3.2 Tác động trực tiếp đến sức khỏe

  • Chán ăn, khó ngủ khiến người bệnh mệt mỏi và giảm ham muốn tình dục
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng giảm thất thường,…

trầm cảm nặng dẫn đến tự tử

4. Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng

Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra trầm cảm nặng được công bố. Dựa trên các trường hợp mắc bệnh, có một số nguyên nhân được tổng hợp sau:

  • Yếu tố di truyền: Bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì con cái có nguy cơ mắc cao.
  • Giới tính: Tỷ lệ người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Đó là bởi phụ nữ thường phải gánh vác nhiều trọng trách hơn. Từ gia đình, công việc xã hội, áp lực dồn nén,.. Thậm chí, không có thời gian cho bản thân.
  • Stress kéo dài: Căng thẳng và stress kéo dài gây mất cân bằng tâm lý, sang chấn tâm lý. Hoặc khi gặp phải các cú shock lớn, mất người thân,… cũng dễ gây ra căn bệnh này.
  • Bệnh lý tác động: Một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng trầm cảm như u não, sa sút trí tuệ, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,…
  • Mất ngủ thường xuyên: Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ khiến tình trạng căng thẳng càng trở nặng.

5. Dấu hiệu và nguy cơ tự sát

Hầu hết bệnh nhân mắc trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nặng đều nghĩ đến cái chết. Thậm chí, có ý định và có chủ đích thực hiện các hành vi tự sát. Sức khỏe kiệt quệ cùng tâm trí mệt mỏi khiến người bệnh muốn tự giải thoát. Giải thoát khỏi đau đớn và những suy nghĩ tiêu cực đang tra tấn hàng ngày. Các suy nghĩ này ngày càng lớn và ý muốn tự tử ngày càng nhiều. Họ có thể chuẩn bị trước các vật dụng, địa điểm và thời gian tự sát thành công.
Ngay khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có ý định này, bệnh nhân cần được điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, rất khó để người khác dự đoán chính xác bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hoặc khi nào tự sát. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bản thân người mắc phải tự nhận thấy và chủ động ngăn chặn kịp thời.
Người bệnh cần thời gian và kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý, xây dựng chế độ ăn uống và rèn luyện tích cực. Các chuyên gia tâm lý, tâm thần sẽ sử dụng các biện pháp đánh giá trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời.

mất ngủ do trầm cảm nặng

Xem thêm:

6. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về trầm cảm nặng. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm nặng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Việc nâng cao nhận thức về trầm cảm trong cộng đồng là điều cấp thiết để giúp người bệnh vượt qua khó khăn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...