Vi khuẩn gram âm có màng thành tế bào mỏng gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và yêu cầu liệu pháp điều trị kịp thời
Vi khuẩn là những vi sinh vật siêu nhỏ với cấu trúc và đặc điểm khác nhau tùy loại. Để phân loại chúng, một trong những phương pháp thông dụng là sử dụng kỹ thuật nhuộm gram. Cách thức này giúp phân biệt hiệu quả vi khuẩn gram âm và gram dương. Trong đó, vi khuẩn gram âm gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điển hình là hạch, tả, thương hàn và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Cùng xem ngay bài viết dưới đây để giải mã mọi thắc mắc liên quan đến vi khuẩn và trực khuẩn gram âm.
Nội dung
1. Vi khuẩn gram âm là gì?
Vi khuẩn Gram âm là nhóm vi khuẩn được đặc trưng bởi màu sắc đỏ hoặc hồng dưới kính hiển vi. Nó xuất phát từ đặc điểm của thành tế bào vi khuẩn Gram âm với độ thấm cao. Trong đó, nhuộm gram là phương pháp phổ biến để phân biệt. Cụ thể là sử dụng chất cồn để tẩy màu sau khi phân hủy lớp màng ngoài. Nó dễ thấm vào thành tế bào Gram âm, đổi màu giúp phân loại vi khuẩn. Cụ thể là không giữ được Tím tinh thể. Thay vào đó, sẽ hiển thị màu đỏ hoặc hồng sau quá trình nhuộm và tẩy màu.
2. Đặc điểm của vi khuẩn gram âm
So với vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn Gram âm có thành tế bào mỏng hơn. Đồng thời, nó không giữ được sắc xanh sau khi rửa trong quá trình nhuộm với xanh methylene. Điều này liên quan đến độ dày của màng tế bào. Điển hình là vi khuẩn Gram dương có màng ngoài dày hơn, giúp giữ vững sắc xanh. Đặc trưng này giúp làm nổi bật và hỗ trợ phân biệt hai loại vi khuẩn này.
Cấu tạo của vi khuẩn Gram âm khá giống với vi khuẩn Gram dương. Nó cũng bao gồm các thành phần chính là Acid amin, Lipid. Tuy nhiên, tỷ lệ Lipid ở vi khuẩn Gram âm cao hơn nhiều so với vi khuẩn Gram dương và không có Acid teichoic. Gram âm còn có nhân, bào tương, màng bào tương, thành tế bào, vỏ bọc, lông, pili,…
Ngoài chức năng giữ hình thái ổn định và bảo vệ vi khuẩn, thành tế bào còn có chứa kháng nguyên của vi khuẩn. Đây cũng chính là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa vi khuẩn gram âm và gram dương. Thành vi khuẩn gram âm mỏng hơn. Do đó, khi sử dụng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn gram âm có độ thấm cao hơn. Bởi vậy, cồn dễ thấm làm tẩy màu hơn so với vi khuẩn gram dương.
3. Một số loại vi khuẩn gram âm thường gặp và bệnh liên quan
3.1 Cầu khuẩn gram âm
-
Neisseria gonorrhoeae (cầu khuẩn lậu)
Neisseria gonorrhoeae gây bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, từ mẹ sang con. Và ít lây truyền gián tiếp khi dùng chung các đồ cá nhân, chậu,… Nó không gây bệnh cho động vật. Cầu khuẩn này khi nhiễm vào có thể gây viêm mủ ở cơ quan sinh dục.
Vi khuẩn thường xâm nhập ở niêm mạc vùng tiết niệu – sinh dục, mắt, hầu họng,… Nó gây ra một số triệu chứng cấp tính như viêm niệu đạo cấp, tiểu đau, chảy mủ, viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, vòi trứng,… Cuối cùng, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính kèm di chứng hẹp niệu đạo.
-
Neisseria meningitidis (cầu khuẩn màng não)
Neisseria meningitidis lây truyền qua đường hô hấp qua dịch tiết, nước bọt đến vòm họng. Cửa ngõ xâm nhập đầu tiên của mầm bệnh là vùng tỵ hầu. Vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô tại thị hầu. Sau đó đi vào máu gây nhiễm trùng huyết với một số biểu hiện. Cụ thể là sốt cao, chấm xuất huyết, ban xuất huyết, đông máu nội mạch lan tỏa và trụy tim mạch. Nó còn theo đường máu đến màng não gây viêm màng não mủ. Thậm chí sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
3.2 Trực khuẩn gram âm
-
Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)
Xuất hiện nhiều trong bệnh viện như sàn nhà, dụng cụ y tế,… Nó gây bệnh cơ hội ở người suy giảm miễn dịch, tổn thương da, thủ thuật y khoa và lạm dụng kháng sinh. Vi khuẩn này gây nhiễm trùng vết thương, viêm tai ngoài, viêm kết mạc, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,… Hiện nay, Pseudomonas là 1 trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn nguy hiểm hàng đầu.
-
Escherichia coli (E. coli, trực khuẩn đại tràng)
Sản sinh độc tố ruột, làm tan máu. Đồng thời, có thể gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, viêm màng não ở trẻ em và một số rối loạn tiêu hóa khác. Ở người lớn, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm túi mật, tử cung, buồng trứng,…
-
Salmonella (trực khuẩn thương hàn)
Gây bệnh thương hàn, phó thương hàn A,B và nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn. Bệnh thường nặng với triệu chứng sốt kéo dài. Đến ruột non, chúng đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Thậm chí, nội độc tố tác động lên thần kinh giao cảm làm mạch nhiệt phân ly.
-
Shigella (trực khuẩn lỵ)
Nội độc tố là lipopolysaccharide kích thích thành ruột. Còn ngoại độc tố do Shigella shiga tiết gây bệnh lỵ trực khuẩn biến chuyển thành dịch. Trực khuẩn này xâm nhập và khu trú niêm mạc ruột già gây hoại tử và xuất hiện triệu chứng bệnh lỵ. Hiếm khi vi khuẩn xâm nhập vào máu.
-
Proteus (mầm bệnh cơ hội)
Gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa ở trẻ, viêm mủ hóa ở người lớn,… Ngoài ra, còn gây viêm tai, viêm đường tiết niệu và viêm kết mạc mắt. Một số bệnh phải kể đến nhu: Klebsiella (bệnh liên quan đến đường hô hấp), Proteus, Yersinia (bệnh dịch hạch), Serratia…
-
Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch)
Bệnh dễ chuyển thành dịch dù đã được kiểm soát. Vi khuẩn này còn gây viêm dạ dày – ruột, viêm hạch mạc treo, viêm gan, viêm đa khớp…
-
Brucella (gây bệnh sốt kiểu làn sóng)
Bệnh lây lan từ động vật. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây bệnh viêm tinh hoàn, tủy xương, màng não, sốt kiểu làn sóng (undulant fever),…
-
Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà)
Lây truyền qua giọt bắn, càng nhỏ thì tỷ lệ lây nhiễm càng cao. Ban đầu gây viêm long hô hấp. Sau đó là thời kỳ co thắt với biểu hiện ho co thắt hoặc ho ngạt thở. Cuối cùng là kiệt sức và tác động mạnh lên hệ thần kinh.
3.3 Phẩy khuẩn tả
-
Vibrio cholerae
Vibrio cholerae là vi khuẩn gram âm tiếp theo mà BCC muốn giới thiệu. Mầm bệnh không đi vào máu. Thay vào đó, chúng khu trú ở ruột non, xâm nhập và giải phóng độc tố. Vi khuẩn này gây tiêu chảy toan hóa máu, choáng và chết. Nôn, tiêu chảy nhiều lần với phân giống nước vo gạo, hạt lổn nhổn trắng và chứa nhiều phẩy khuẩn tả. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cảm thấy rét lạnh, hạ thân nhiệt, co rút cơ, mạch yếu, trụy tim mạch và vô niệu.
-
Campylobacter (gây tiêu chảy cấp)
Vi khuẩn vào ruột thông qua ăn uống. Một số triệu chứng điển hình là khó chịu, nhức đầu, đau mỏi, tiêu chảy dữ dội và phân lẫn máu. Vi khuẩn thuộc họ Spirillaceae với Campylobacter fetus, Campylobacter intestinalis và Campylobacter jejuni. Trong đó, Campylobacter jejuni gây bệnh tiêu chảy cấp tính cho người, có hình que, uốn cong hình dấu phẩy.
Xem thêm:
- Vi khuẩn gram dương – Đặc điểm và một số bệnh liên quan
- Vi khuẩn là gì? Sinh vật cần thiết cho mọi hoạt động sống
3.4 Xoắn khuẩn
-
Helicobacter pylori (HP, viêm loét dạ dày tá tràng)
Đây là xoắn khuẩn gram âm, ở niêm mạc dạ dày. Tiết protease làm giảm độ pH dịch dạ dày. Tiết urease phân hủy urea tạo amoniac kiềm hóa môi trường. Điều này khiến HP có thể xâm lấn tiết độc tố. Lipopolysaccharide phá hủy lớp tế bào nhầy gây viêm loét và ung thư.
-
Haemophilus influenzae
Haemophilus influenzae cùng các vi khuẩn khác gây viêm long đường hô hấp cấp tính. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú ở niêm mạc hô hấp gây bệnh.
-
Leptospira
Leptospira (gây bệnh truyền nhiễm cấp tính), xoắn khuẩn gram âm.
Vi khuẩn gram âm có mặt khắp mọi nơi và có thể gây ra bệnh vô cùng đa dạng, ở mọi cơ quan trên cơ thể, gây ra những tác hại, biến chứng không thể nào lường trước được. Chính vì vậy tình trạng kháng thuốc trên nhóm vi khuẩn này càng gia tăng, gây khó khăn trong việc chữa trị, kiểm soát chúng.
4. Trực khuẩn gram âm
4.1 Trực khuẩn gram âm và một số bệnh liên quan
Trực khuẩn gram âm là nhóm vi khuẩn không giữ được tinh thể tím theo tiêu chuẩn nhuộm gram. Đây là phương pháp phân loại vi khuẩn dựa trên tính chất của vỏ tế bào. Khi tiếp xúc với hóa chất thử nghiệm, chúng không giữ màu tím, đặc trưng cho việc không giữ được nhuộm gram. Theo các nghiên cứu, nhiễm trực khuẩn gram âm có thể gắn liền với một số bệnh lý phổ biến như:
- Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
- Bệnh viêm túi tinh ở nam giới
- Bệnh viêm tinh hoàn
- Nhiễm trực khuẩn gram âm gây bệnh viêm buồng trứng
- Viêm ống dẫn trứng ở nữ giới
- Bệnh truyền nhiễm như bệnh lậu, bệnh giang mai,…
Do đó, việc nhận diện và điều trị kịp thời nhiễm trực khuẩn gram âm rất quan trọng để ngăn chặn. Đồng thời, kiểm soát các vấn đề sức khỏe liên quan đến vi khuẩn này.
4.2 Khả năng lây nhiễm của trực khuẩn gram âm
Nhiễm trực khuẩn gram âm dễ lây lan và tái phát. Đặc biệt, nó có thể gây ra các triệu chứng như viêm, ngứa rát ở các khu vực sinh dục nam và nữ. Đối với phụ nữ nhiễm nấm Candida, có nguy cơ lây nhiễm cho đối tác tình dục nếu quan hệ trong thời kỳ nhiễm trùng. Để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, quan hệ tình dục nên đi kèm với biện pháp phòng tránh an toàn. Việc này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập sâu vào âm đạo, giảm nguy cơ lây nhiễm cho cả hai. Ngoài ra, cần duy trì sự sạch sẽ và chú ý đến các biện pháp bảo vệ để bảo vệ sức khỏe sinh sản và duy trì một mối quan hệ tình dục an toàn.
4.3 Trực khuẩn gram âm có nguy hiểm không?
Nhiễm trực khuẩn gram âm ban đầu không tạo ra ảnh hưởng nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường coi thường tình trạng này. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nếu không điều trị kéo dài, nó làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
-
Sinh hoạt hàng ngày
Nhiễm khuẩn gram âm gây ra đau đớn và khó chịu trong vùng kín, kèm theo tiểu buốt và tiểu rắt. Điều này làm suy giảm tập trung và giảm hiệu suất làm việc. Người bệnh cảm thấy e ngại khi gần gũi với bạn đồng hành. Từ đó, ảnh hưởng đến hạnh phúc của cuộc sống tình dục và tâm lý tự tin.
-
Stress, tự ti và lo lắng
Tâm lý của bệnh nhân cũng chịu áp lực từ tình trạng nhiễm khuẩn. Ngứa và mùi hôi vùng kín gây khó chịu, đặc biệt khi gặp gỡ bạn đối tác. Những tác động tiêu cực này dẫn đến trạng thái trầm cảm và ngại giao tiếp với người khác.
-
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn gram âm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Môi trường vùng kín mất cân bằng do nhiễm khuẩn, làm giảm khả năng thụ thai thành công và tăng nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn. Do đó, việc nhận thức và đối phó với tình trạng này từ giai đoạn ban đầu rất quan trọng để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
4.4 Thuốc điều trị trực khuẩn gram âm hiệu quả?
Hầu hết các loại kháng sinh đều làm suy yếu thành tế bào vi khuẩn. Hoặc ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của chúng. Do đó, nó cũng được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trực khuẩn gram âm. Tuy nhiên, theo thời gian, vi khuẩn không ngừng tiến hóa và đối phó cơ chế tác động của kháng sinh.
Sự lạm dụng kháng sinh khiến vi khuẩn tiến hóa kháng kháng thuốc. Do đó, quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, hầu hết các loại kháng sinh đều đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn.
Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh cần được xem xét kỹ lưỡng. Điều quan trọng là không nên tự ý ngừng thuốc hoặc tự mua thuốc về sử dụng tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này giúp tránh được tác động tiêu cực đến quá trình điều trị. Đồng thời, đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
5. Khả năng lây bệnh của vi khuẩn gram âm
Một số vi khuẩn gram âm có khả năng tạo ra ngoại độc tố. Trong đó, lipopolysaccharide (LPS) chủ yếu tập trung ở màng ngoài tế bào của chúng. Hình thành lớp bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, LPS cũng là một loại endotoxin gây viêm nhiễm và sốc nhiễm trùng nếu xâm nhập vào hệ tuần hoàn.
Bệnh do vi khuẩn gram âm thường nguy hiểm hơn so với vi khuẩn gram dương. Đó là do màng ngoài của chúng được bao bọc bởi một lớp màng. Điều này khiến hệ thống miễn dịch khó phát hiện ra vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm cũng chứa một lượng lớn LPS. Nó có thể gây sốt và kích thích phản ứng viêm. Từ đó, dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.
6. Phòng tránh và điều trị vi khuẩn gram âm
Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi và có thể xâm nhập vào cơ thể qua bất kỳ đường nào. Do đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn. Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn gram âm đòi hỏi sự hiểu biết về cấu trúc, yếu tố dịch tễ và bệnh lý đặc trưng của từng loại vi khuẩn. Đi kèm là cách thức phòng ngừa tương ứng. Do đó, nắm vững thông tin rất quan trọng để áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Việc nhận biết sớm cũng đảm bảo bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời.
Một số phương pháp phòng tránh và điều trị gram âm như:
- Chính phủ cần phát triển kế hoạch giảm số lượng trường hợp nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm.
- Các chuyên gia y tế cần đặt mục tiêu giảm thiểu các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Xác định nguyên nhân nhiễm trùng dựa trên đặc điểm sinh học của vi khuẩn để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
- Quản lý phòng ngừa tập trung dựa vào giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và thực hiện các biện pháp kiểm soát.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, duy trì cân bằng thể tích nước và sử dụng kháng sinh đúng cách.
7. Thuốc điều trị vi khuẩn gram âm
Thuốc điều trị chính cho vi khuẩn Gram âm là kháng sinh. Chúng được sản xuất hoặc tổng hợp từ vi sinh vật, nấm, hoặc thực vật. Kháng sinh có thể tiêu diệt hoặc kiểm soát vi khuẩn phát triển. Kháng sinh còn được điều chỉnh để đối phó với từng loại vi khuẩn. Cụ thể là vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí, gram âm và gram dương. Sự đa dạng này giúp chúng đáp ứng miễn dịch với đặc tính sinh học của từng loại vi khuẩn. Từ đó, tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Các loại kháng sinh thế hệ mới, đặc biệt là những loại có tác dụng phổ rộng trên nhiều loại vi khuẩn. Chúng giúp nâng cao khả năng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Đây là vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Dưới đây là một số loại kháng sinh được sử dụng để điều trị vi khuẩn Gram âm hiệu quả.
7.1 Nhóm kháng sinh Beta – Lactam
Kháng sinh thuộc nhóm Beta – Lactam hay Beta – Lactamin sẽ gắn với Transpeptidase. Đây là loại enzyme xúc tác cho sự liên kết Peptidoglycan tạo vách vi khuẩn. Phức hợp cùng Beta – Lactam có độ bền vững cao. Từ đó, ly giải và biến dạng cấu trúc vi khuẩn.
Nhóm Penicillin
- Penicilline G là kháng sinh khởi nguồn được tìm thấy đầu tiên. Chúng có tác động lên một số cầu khuẩn Gram âm. Chẳng hạn như: cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, cầu khuẩn màng não Neisseria meningitidis.
- Ampicillin, Amoxicillin tác dụng lên Salmolnella, Shigella, E.coli, Proteu và Haemophilus Influenzae.
- Carboxypenicillin, Uredo Penicillin hỗ trợ điều trị trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, Proteus.
Nhóm Cephalosporin
Kháng sinh Cephalosporin có nguồn gốc từ một loại nấm tự nhiên hoặc bán tổng hợp. Tất cả Cephalosporin đều là dẫn xuất của Acid Amino – 7 – Cephalossporanic có vòng Beta – Lactam. Kháng sinh Cephalosporin có 4 thế hệ. Trong đó, Cephalosporin từ thế hệ 2 trở đi mới tác dụng lên vi khuẩn Gram âm.
- Cephalosporin thế hệ 2: Cefoxitin, Cefuroxim… giúp cân bằng nhóm vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Cephalosporin thế hệ 3: Ceftriaxone, Ceftazidime, Cefotaxime…Kháng sinh phổ rộng trên cả hai nhóm vi khuẩn. Tuy nhiên, tác dụng kháng vi khuẩn Gram âm tốt hơn thế hệ 2. Nhất là trực khuẩn Gram âm hệ tiêu hóa.
- Cephalosporin thế hệ 4: Cefepime, Cefpirom… tác dụng trên vi khuẩn Gram âm tốt hơn thế hệ 3. Nó được chỉ định trong điều trị nhiễm Gram âm hiếu khí kháng thuốc Cephalosporin thế hệ 3.
Nhóm Carbapenem
Carbapenem là nhóm kháng sinh thế hệ mới tác động mạnh đến các vi khuẩn Gram âm như Imipenem và Ertapenem…
Nhóm Monobactam
Kháng sinh nhóm Monobactam là hoạt chất chứa Beta – lactam đơn vòng. Điển hình kháng sinh nhóm Monobactam là Aztreonam. Chúng chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram âm.
7.2 Nhóm kháng sinh Quinolon
Kháng sinh Quinolon được chiết xuất từ tự nhiên và sản xuất dưới dạng tổng hợp hóa học. Các loại kháng sinh nhóm này là thuốc hỗ trợ điều trị vi khuẩn Gram âm. Nhất là vi khuẩn Gram âm tiêu hóa hay đường tiết niệu. Nhóm Quinolon gồm có 4 thế hệ:
- Thế hệ 1: Acid Nalidixic, Cinoxacin…
- Thế hệ 2: Lemofloxacin, Enoxacin, Norfloxacin, Ofloxacin,…
- Thế hệ 3: Levofloxacin, Gatifloxacin, Sparfloxacin…
- Thế hệ 4: Trovafloxacin, Moxifloxacin…
Quinolon chống chỉ định với người phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân dưới 16 tuổi,…
7.3 Nhóm kháng sinh Aminoglycosid
Kháng sinh Aminoglycosid được phân lập từ môi trường nuôi cấy hoặc kháng sinh bán tổng hợp. Kanamycin, Amikacin, Gentamicin, Netilmicin và Tobramycin là các kháng sinh thuộc nhóm này. Chúng chủ yếu tác dụng lên trực khuẩn Gram âm với phổ kháng khuẩn khác nhau. Cụ thể là:
- Kanamycin tương tự Streptomycin có phổ hẹp nhất. Đồng thời, không có tác dụng trên vi khuẩn P. aeruginosa hoặc Serratia.
- Gentamycin và Tobramycin có hoạt tính tương tự trên trực khuẩn Gram âm. Tobramycin tác động mạnh hơn Gentamycin trên P. aeruginosa và Proteus spp. Còn Gentamycin mạnh hơn Tobramycin trên Serratia.
- Amikacin vẫn giữ được hoạt tính trên Gentamycin bởi cấu trúc không phải cơ chất của nhiều enzym bất hoạt Aminoglycosid.
7.4 Nhóm kháng sinh Phenicol
Nhóm kháng sinh Phenicol với Thiamphenicol và Cloramphenicol, có nguồn gốc và cách tổng hợp khác nhau. Trong đó, Cloramphenicol xuất phát từ nguồn tự nhiên. Còn Thiamphenicol được tổng hợp. Tuy nhiên, cả hai đều có khả năng kháng khuẩn rộng, tác động tích cực đối với một số vi khuẩn Gram âm. Chẳng hạn như Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoeae, Salmonella và Klebsiella pneumoniae.
Tuy nhiên, do sử dụng lâm sàng lâu, nhiều chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng đề kháng nhóm kháng sinh Phenicol. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời, nhóm thuốc này cũng có nguy cơ độc tính nghiêm trọng với quá trình tạo máu. Với hạn chế này, thuốc kháng sinh Phenicol không còn được sử dụng phổ biến.
Xem thêm:
- Nhiễm nấm Candida – Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
- Chlamydia là gì? Các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
7.5 Nhóm kháng sinh Macrolid
Kháng sinh nhóm Macrolid được chiết xuất từ tự nhiên và phân lập từ môi trường nuôi cấy. Ngoài ra, nó còn là kháng sinh bán tổng hợp. Dựa theo cấu trúc hóa học, nhóm Macrolid được chia thành 3 phân nhóm:
- Cấu trúc 14 nguyên tử Cacbon: Erythromycin, Roxithromycin, Oleandomycin, Clarithromycin,…
- Cấu trúc 15 nguyên tử Cacbon: Azithromycin…
- Cấu trúc 16 nguyên tử Cacbon: Spiramycin, Josamycin…
Kháng sinh nhóm Macrolid có khả năng kháng khuẩn hẹp. Chủ yếu tác dụng đến một số vi khuẩn Gram dương cụ thể. Chúng không hiệu quả với đa số các vi khuẩn Gram âm trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, lại tác động yếu đến một số loại vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis. Ngoài ra, nhóm Macrolid còn có hiệu quả tốt đối với vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu. Điều này làm nổi bật các tác động đa dạng trên các chủng vi khuẩn khác nhau. Nhìn chung, chúng có vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn cụ thể này gây ra.
7.6 Nhóm kháng sinh Cyclin
Nhóm Cyclin có các kháng sinh tự nhiên và bán tổng hợp. Các thuốc thuộc nhóm Cyclin như Tetracyclin, Chlortetracycline, Oxytetracycline, Demeclocycline, Doxycycline, Minocyclin, Methacycline… Chúng có phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương, hiếu khí và kỵ khí. Kháng sinh tetracyclin được đưa vào điều trị từ lâu nên khả năng kháng kháng sinh cao. Một số cyclin thế hệ sau như Doxycyclin hoặc Minocyclin có thể được sử dụng thay thế ở một số chủng vi khuẩn kháng Tetracyclin.
7.7 Nhóm kháng sinh Peptid
Các kháng sinh Peptid được dùng phổ biến hiện nay là Glycopeptid (Vancomycin, Teicoplanin), Lipopeptide (Daptomycin), Polypeptide (Polymyxin, Colistin). Trong đó, các loại kháng sinh Polypeptid (Polymyxin B và Colistin) có nguồn gốc tự nhiên với phổ tác dụng tương tự. Đồng thời, chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gram âm. Ví dụ như: Enterobacter, Klebsiella, Salmonella, Bordetella, Escherichia coli,…
Ngoài ra, chúng còn tác dụng lên phần lớn chủng P.aeruginosa hay Acinetobacter. Tuy nhiên, các thuốc này có độc tính cao, nhất là trên thận. Do đó, Polymyxin chỉ nên dùng ngoài. Còn Colistin chỉ được chỉ định hạn chế trong một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc. Hoặc không có kháng sinh thay thế an toàn.
7.8 Kháng sinh Cotrimoxazol
Cotrimoxazol là dạng thuốc kết hợp chứa Trimethoprim và Sulfamethoxazol. Cả hai đều có phổ kháng tương tự. Khi kết hợp, chúng tạo ra hiệu ứng hiệp đồng trong ức chế quá trình tổng hợp Acid folic của vi khuẩn gây bệnh. Cotrimoxazol ức chế cả hai nhóm vi khuẩn với phổ kháng rộng.
Dù nhiều loại kháng sinh chuyên trị vi khuẩn Gram âm được dùng rộng rãi trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, quyết định sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn cần tuân theo sự đánh giá của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại kháng sinh. Từ đó, hạn chế các tác dụng phụ và tình trạng kháng kháng sinh. Điều này có khả năng bảo vệ hiệu quả của kháng sinh và duy trì sức khỏe tổng thể.
8. Kết luận
Bài viết trên cho thấy vi khuẩn gram âm như một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Không chỉ xuất hiện khắp mọi nơi. Nó còn gây nên nhiều loại bệnh và tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng với tính mạng. Chưa kể, chúng còn tiến hóa và phát triển khả năng kháng thuốc, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế. Do đó, các biện pháp phòng ngừa vẫn được đặt lên hàng đầu để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Vi sinh vật trong mọi lĩnh vực.