Xét nghiệm công thức máu là gì? Xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá sức khỏe tổng quát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn
Xét nghiệm công thức máu cung cấp các chỉ số cần thiết để đánh giá sức khỏe tổng quát một cách chính xác. Đồng thời, hỗ trợ chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị. Đây là một phần không thể thiếu trong khám sức khỏe định kỳ. Loại xét nghiệm này còn thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ thiếu máu, nhiễm trùng, dị ứng, rối loạn,… Vậy xét nghiệm công thức máu là gì? Quy trình ra sao? Các thông số cần biết để đánh giá tình trạng sức khỏe là gì? Cùng BCC giải đáp mọi thông tin thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Xét nghiệm công thức máu là gì?
- 2. Mục đích xét nghiệm công thức máu
- 3. Thời điểm cần xét nghiệm công thức máu
- 4. Chi tiết quy trình xét nghiệm công thức máu
- 5. Ý nghĩa 18 chỉ số kết quả xét nghiệm công thức máu
- 6. Lưu ý trước và sau khi phân tích công thức máu
- 7. Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm công thức máu
- 8. Tạm kết
1. Xét nghiệm công thức máu là gì?
Xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm công thức máu toàn phần – CBC) là gì? Đây là xét nghiệm thường quy và phổ biến, thường được chỉ định khi khám sức khỏe tổng quát hoặc định kỳ. Thực hiện xét nghiệm này giúp đo lượng số lượng và loại tế bào trong máu. Đây là căn cứ quan trọng để xác định chính xác tình trạng sức khỏe tổng quát.
Xét nghiệm công thức máu cung cấp một số thông tin cần thiết sau:
- Các tế bào hồng cầu: vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
- Các tế bào bạch cầu: ngăn chặn nhiễm trùng và một số bệnh lý khác. Xét nghiệm này giúp đo lường tổng tế bào bạch cầu trong máu.
- Tiểu cầu: cầm máu, ngăn máu chảy bằng cơ chế đông máu.
- Hemoglobin: loại protein trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể.
- Hematocrit: đo lường lượng máu do các tế bào hồng cầu hình thành.
- Thể tích tiểu thể trung bình (MCV): đo kích thước trung bình của tế bào hồng cầu.
Xét nghiệm công thức máu là căn cứ quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng:
- Thiếu máu: không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan.
- Rối loạn tủy xương: hội chứng rối loạn sinh tủy.
- Rối loạn: thalassemia, mất bạch cầu hạt và thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Nhiễm trùng và một số vấn đề khác do số lượng bạch cầu tăng giảm bất thường.
- Một số loại ung thư: bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
- Tác dụng phụ của hóa trị và một số loại thuốc theo toa.
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
2. Mục đích xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu là phương pháp đánh giá sức khỏe phổ biến và có độ chính xác cao. Kết quả thu được cung cấp lượng lớn thông tin hữu ích về sức khỏe và kịp thời phát hiện một số bệnh lý nếu có. Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu được thực hiện nhằm một số mục đích sau:
- Đánh giá sức khỏe tổng quát: Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn bộ trong kiểm tra định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe chung.
- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh: Loại xét nghiệm này được chỉ định nếu có một số dấu hiệu như sốt, viêm, mệt mỏi, nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu,… Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác và toàn diện hơn.
- Theo dõi tình trạng tiến triển bệnh lý: Hỗ trợ theo dõi tình trạng và tiến triển của một số bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu. Điển hình là bệnh thiếu máu, bạch cầu, đa hồng cầu vera,…
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị: Loại xét nghiệm này giúp đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của phương pháp điều trị.
- Đặc biệt quan trọng trong trường hợp thuốc ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.
3. Thời điểm cần xét nghiệm công thức máu
Bạn nên thực hiện xét nghiệm công thức máu nếu xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Sốt, buồn nôn
- Đau khớp
- Gặp các vấn đề về tim mạch và huyết áp
- Chảy máu, bầm tím không rõ nguyên nhân
- Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể
- Viêm sưng hoặc kích ứng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
4. Chi tiết quy trình xét nghiệm công thức máu
Cùng BCC tìm hiểu đầy đủ về quy trình xét nghiệm công thức máu.
4.1 Chuẩn bị
Tùy vào loại xét nghiệm công thức máu, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho người đi khám. Thường với xét nghiệm này, người kiểm tra không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống nước. Tuy nhiên, nếu mẫu máu được sử dụng cho xét nghiệm miễn dịch hoặc sinh hóa, bạn cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm, thường khoảng 8 tiếng. Tốt nhất, cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
4.2 Các bước thực hiện
- Nhân viên kỹ thuật tiến hành sát trùng vùng da ở cánh tay hoặc cổ tay.
- Dùng kim đâm nhẹ vào tĩnh mạch cánh tay, thường là nếp gấp khuỷu tay. Lượng máu cần lấy để phục vụ xét nghiệm là khoảng 2ml máu. Với trẻ sơ sinh, điều dưỡng lấy máu ở gót chân của bé.
- Đựng mẫu máu trong ống xét nghiệm chứa chất chống đông.
- Ép và băng vết thương để cầm máu.
- Nhanh chóng đưa mẫu máu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích.
4.3 Xét nghiệm công thức máu bao lâu có kết quả?
Tùy vào loại xét nghiệm mà thời gian có kết quả cũng khác nhau. Nó có thể mất vài giờ đến 24 giờ hoặc nhiều ngày. Với xét nghiệm công thức máu, trong 24 giờ sẽ có kết quả phân tích.
Xem thêm:
- Xét nghiệm sinh thiết là gì? Phân loại và ý nghĩa trong y học
- Xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa trong đánh giá sức khỏe tổng quát
5. Ý nghĩa 18 chỉ số kết quả xét nghiệm công thức máu
Các thông số trong kết quả xét nghiệm công thức máu là căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe. Đồng thời, có thể dễ dàng phát hiện, chẩn đoán các tính trạng bất thường của cơ thể. Các thông số xét nghiệm chủ yếu liên quan đến số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin, thể tích hồng cầu và chỉ số tế bào hồng cầu. Dưới đây là ý nghĩa của 18 chỉ số kết quả xét nghiệm công thức máu:
Chỉ số | Ý nghĩa | Chỉ số bình thường | Lưu ý |
RBC |
Số lượng tế bào hồng cầu trong 1 đơn vị máu toàn phần | – Nam: 4,5 – 5,8 T/L
– Nữ: 3,9 – 5,2 T/L |
|
HGB |
Lượng huyết sắc tố (HST) trong 1 đơn vị máu toàn phần | – Nam: 130 – 180 g/L
– Nữ: 120 – 165 g/L |
|
HCT |
Thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần | – Nam 0,39 – 0,49 L/L
– Nữ: 0,33 – 0,43 L/L |
|
MCV |
Thể tích trung bình hồng cầu | 85 – 95 fL |
|
MCH |
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu | 28 – 32 pg |
|
MCHC |
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu | 320 – 360 g/L |
|
RDW |
Dải hoặc độ rộng phân bố kích thước hồng cầu | 11% – 15% |
|
WBC |
Số lượng bạch cầu | 4 – 10 G/L |
|
NEU |
Bạch cầu hạt trung tính | 43% – 76 %
hoặc 2 – 8 G/L |
|
EO |
Bạch cầu hạt ưa Acid | 2% – 4%
hoặc 0,1 – 0,7 G/L |
|
BASO |
Bạch cầu hạt ưa Base | 0% – 1%
hoặc 0.01 – 0,25 G/L |
|
LYM |
Bạch cầu Lympho | 17% – 48%
hoặc 1 – 5 G/L |
|
MONO |
Bạch cầu mono | 4% – 8%
hoặc 0,2 – 1,5 G/L |
|
PLT |
Số lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị máu toàn phần | 150 – 400 G/L |
|
MPV |
Đánh giá thể tích trung bình tiểu cầu trong mẫu máu | 5 – 8 fL |
|
PCT |
Thể tích khối tiểu cầu | 0,016 – 0,036 L/L |
|
PDW |
Dải hoặc độ phân bố kích thước tiểu cầu | 11% – 15% |
|
P-LCR |
Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn hơn 12 fL | 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L | P-LCR tăng liên quan đến các tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim. |
6. Lưu ý trước và sau khi phân tích công thức máu
Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ đúng các lưu ý trước và sau khi xét nghiệm. Cụ thể:
6.1 Trước khi phân tích
- Ăn uống đầy đủ, phù hợp để tránh rối loạn đường huyết hoặc nồng độ chất béo. Một số xét nghiệm còn yêu cầu nhịn ăn hoặc nhịn uống vài tiếng trước khi xét nghiệm.
- Người lấy mẫu và phân tích mẫu cần có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng nghiệp vụ tốt.
- Vô trùng toàn bộ vật dụng và thiết bị trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.
- Trang thiết bị hiện đại, đảm bảo nhu cầu sử dụng.
6.2 Sau khi phân tích
- Kiểm tra, đảm bảo mẫu máu không bị nhiễm khuẩn hoặc hư hỏng xuyên suốt quá trình lấy mẫu.
- Kiểm tra mẫu máu đủ để xét nghiệm hay không.
- So sánh và giới hạn tham chiếu. Nếu chênh lệch lớn, cần kiểm tra lại quy trình phân tích và đưa ra phương án khắc phục với người bệnh.
- Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo quản và xét nghiệm máu..
7. Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm công thức máu
7.1 Xét nghiệm công thức máu nguy hiểm không?
Xét nghiệm công thức máu là thủ thuật an toàn và không có quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong quá trình này, tại vết lấy mẫu máu có thể bị thâm, châm chính hoặc bầm tím. Các triệu chứng này chỉ biểu hiện tạm thời và nhanh chóng ổn định lại.
7.2 Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không?
Thường xét nghiệm công thức máu không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ định kiểm tra thêm các thông số khác, bác sĩ có thể chỉ định nhịn ăn uống khoảng 8 tiếng trước khi lấy máu.
7.3 Xét nghiệm này có chính xác không?
Xét nghiệm công thức máu chỉ cung cấp khái quát về sức khỏe tổng quát. Đồng thời, hỗ trợ phát hiện các tình trạng rối loạn, nhiễm trùng,… Từ đó, bác sĩ có thể theo dõi, sàng lọc bệnh, đưa ra phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả hồi phục.
7.4 Yếu tố nào tác động đến kết quả công thức máu?
Kết quả xét nghiệm công thức máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Mẫu máu trong ống nghiệm xuất hiện cục đông
- Sai thông tin ghi trên nhãn dán
- Xử lý mẫu máu sai cách
- Mẫu bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng
- Có rượu trong máu
Xem thêm:
- Sinh hóa máu là gì? Mục đích và ý nghĩa xét nghiệm cần biết
- Xét nghiệm Beta là gì? Ý nghĩa và một số lưu ý cần biết
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến “Xét nghiệm công thức máu là gì?”. Xét nghiệm công thức máu đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng thể. Đồng thời, hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý. Từ những bất thường về số lượng và hình thái của các tế bào máu, bác sĩ có thể xác định được chính xác tình trạng của người bệnh. Từ đó, có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp. Với tính đơn giản, dễ thực hiện và chi phí hợp lý, xét nghiệm công thức máu nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.