Bạch cầu lympho tạo hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh khi số lượng được đảm bảo duy trì cân bằng
Bạch cầu lympho giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua hoặc không hiểu về chỉ số này trong kết quả xét nghiệm. Vậy bạch cầu lympho là gì? Chỉ số bạch cầu tăng, giảm thể hiện điều gì? Vai trò của nó trong nhiệm vụ bảo vệ cơ thể ra sao? Tìm hiểu ngay chi tiết toàn bộ thông tin liên quan thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Bạch cầu lympho là gì?
Bạch cầu lympho là dạng tế bào tồn tại trong máu. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Với khả năng chống lại bệnh tật và gia tăng sức đề kháng, bạch cầu lympho giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh. Số lượng vào khoảng 3.000/1 microlit máu trong người lớn. Với trẻ em, lượng lympho khác nhau ở từng mức độ tuổi nhất định. Chẳng hạn ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, giá trị khoảng từ 3000 – 9500/mcL (3 đến 9,5 × 109/L). Còn ở trẻ 6 tuổi, giới hạn dưới theo tiêu chuẩn là 1500/mcL (1,5 x 109/L).
Bạch cầu lympho là thành phần của hệ miễn dịch gồm tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK). Trong đó, có khoảng 75% là tế bào T, 20% tế bào B và 5% tế bào NK. Do lượng bạch cầu này chỉ chiếm 20% – 40% (tức là từ 1500 đến 4000/mm3) trong tổng số lượng bạch cầu (WBC). Tình trạng tăng, giảm bạch cầu sẽ khó có thể phát hiện nếu không đặt trong công thức. Bạch cầu lympho trong máu không chiếm quá nhiều trong tổng số. Đồng thời, số lượng không tương quan nhiều với thành phần và một số mô bạch huyết. Vì vậy, có thể bỏ tình trạng thiếu hụt phân nhóm.
2. Chi tiết về các thành phần
Tế bào bạch cầu lympho có kích thước nhỏ và xuất phát từ cơ quan lympho. Chúng được chia thành hai nhóm: cơ quan lympho chính (tuyến ức, tủy xương), và cơ quan lympho thứ cấp (lá lách, hạch bạch huyết). Ngoài dựa vào vào quan, tế bào lympho T còn được chia thành ba nhóm. Đó là tế bào lympho B, T và tế bào lympho nhóm NK. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể và chống lại các tế bào xâm nhập. Cùng BCC khám phá ngay.
2.1 Tế bào lympho T
Tế bào lympho T giúp tiêu diệt các tế bào được phát hiện là nhiễm bệnh. Nó đại diện cho 80% tế bào bạch huyết. Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập như vi khuẩn, virus, vi nấm, tế bào lympho T sẽ nhân lên và phối hợp với các tế bào bạch cầu khác để tiêu diệt chúng.
2.2 Tế bào lympho B
Tế bào lympho B sản xuất globulin miễn dịch và các protein có vai trò như kháng thể. Nó giúp phá hủy những tế bào được coi là gây hại cho cơ thể. Chúng đại diện cho 10% tế bào lympho. Khi các tác nhân gây bệnh tấn công, các tế bào lympho B trưởng thành, nhân lên để đáp ứng phản ứng miễn dịch thích hợp. Các tế bào lympho B này biến thành tế bào plasma, tiết ra kháng thể.
3. Sơ lược về sự giảm và tăng của tế bào bạch cầu lympho
3.1 Xét nghiệm đo lượng tế bào lympho
Tế bào lympho có tỷ lệ được tính dựa theo công thức máu hoàn chính. Nó được thực hiện bằng xét nghiệm máu đơn giản. Khi mức độ tế bào lympho quá cao hoặc quá thấp mà chưa xác định được nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung cần thực hiện. Cụ thể là chụp X-quang phổi, chọc tủy xương hoặc xét nghiệm huyết thanh virus như HIV.
Xem thêm:
3.2 Biểu hiện tình trạng tăng, giảm tế bào
Tăng tế bào
Bạch cầu lympho tăng bất thường tương đương với tỷ lệ tế bào lympho lớn hơn. Chỉ số tăng gây nên các bệnh về truyền nhiễm. Chẳng hạn như nhiễm trùng tại vùng tai mũi họng, viêm phế quản hoặc bất kỳ bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, số lượng tế bào bạch cầu lympho cũng tăng lên trong trường hợp ung thư hoặc ung thư hạch. Chưa kể, những người hút thuốc cũng có tỷ lệ tế bào lympho cao. Dưới đây là một số chỉ số thể hiện mức độ gia tăng tế bào bạch cầu lympho được quy định:
- Người lớn: số lượng cao hơn 3.000/microlit máu.
- Trẻ em: số lượng cao hơn 9.000/1 microlit máu.
Giảm tế bào
Chỉ số tế bào bạch cầu lympho thấp được quy định là dưới 1500/mm3. Tình trạng suy giảm dẫn đến một số hậu quả sau:
- Bệnh ảnh hưởng đến máu như bệnh bạch cầu.
- Nhiễm virus AIDS, tác động đến hệ thống miễn dịch của tế bào lympho. Bởi vậy, nhiễm HIV dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng.
- Một số bệnh ung thư.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc phương pháp trị liệu để chống lại một số bệnh ung thư.
- Chưa kể, một số phương pháp điều trị ung thư có thể ngăn chặn tủy xương sản xuất tế bào máu. Bởi vậy, những bệnh nhân này có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Tình trạng sốt liên quan đến số lượng lympho thấp là cảnh báo khẩn cấp.
4. Tìm hiểu rõ về tình trạng bạch cầu lympho tăng
4.1 Dấu hiệu của các bệnh lý liên quan
Bạch cầu lympho tăng trong một số trường hợp thường mang tính chất tạm thời và vô hại. Nó là triệu chứng điển hình khi cơ thể nhiễm bệnh. Điển hình là khi bệnh nhân nhiễm khuẩn, virus, mắc bệnh viêm loét dạ dày, suy thượng thận,… Dưới đây là một số biểu hiện:
- Bệnh gan do virus
- Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
- Bệnh bạch cầu lympho mãn tính thường xảy ra ở người lớn và ít gặp ở trẻ em
- Bệnh cường giáp, rối loạn tuyến giáp
- U lympho, khối u ác tính từ tế bào hạch bạch huyết
- Bệnh lao làm gia tăng số lượng tế bào trong quá trình chống nhiễm trùng
- Bệnh Hodgkin – ung thư hệ lympho khiến tỷ lệ bạch cầu lympho tăng cao
- Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
- Bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu,…
- Giảm tiểu cầu tự phát gây xuất huyết
- Nhiễm khuẩn mạn
- Các bệnh mạn tính liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp,…
4.2 Dấu hiệu nhận biết
Gia tăng bạch cầu lympho bao gồm: cấp tính (nhiễm virus) và mãn tính (kéo dài hơn 2 tháng) liên quan đến bệnh máu ác tính. Việc tế bào lympho tăng không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu và bạch cầu cần thiết. Do đó, việc nhận biết, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số người mắc ung thư hạch bạch huyết, bệnh bạch cầu, tình trạng tăng bạch cầu có thể dẫn đến một số biểu hiện. Tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện của người bệnh khác nhau. Một số triệu chứng phải kể đến như:
- Sốt nhẹ, khó thở, khó chịu, mệt mỏi,..
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Bị nhiễm trùng
- Xuất hiện vết bầm tím trên cơ thể
4.3 Nguyên nhân
Tình trạng bạch cầu lympho gia tăng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Người có tiền sử mắc bệnh bạch cầu đơn thân, bạch cầu lympho cấp hoặc mạn tính, bệnh lao hay ho gà
- Người nhiễm HIV/AIDS
- Bị nhiễm Cytomegalovirus
- Bệnh viêm mạch
Tăng tế bào bạch cầu lympho cấp tính do:
- Nhiễm virus (quai bị, thủy đậu, viêm gan, rubella, nhiễm HIV, bệnh Carl Smith,…)
- Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh lao, ho gà,…
- Tiêm phòng
- Rối loạn nội tiết
- Bệnh tự miễn
- Bị chấn thương, phẫu thuật (Phẫu thuật cắt bỏ lá lách), tim,…
- Hút thuốc lá
Tăng tế bào bạch cầu mãn tính do:
- Bệnh bạch cầu (lymphoid)
- Bạch huyết
- Viêm mãn tính, nhất là hệ tiêu hóa với bệnh Crohn.
4.4 Bạch cầu lympho tăng khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạch cầu lympho được đánh giá cùng một số chỉ số huyết học khác. Ví dụ như tỷ lệ bạch cầu trung tính, ái toan,… Bác sĩ cần dựa vào chỉ số bạch cầu lympho, các xét nghiệm máu và chuyên sâu khác liên quan để đưa ra kết quả chính xác. Từ đó, định lượng được chỉ số tế bào và kiểm soát nhiễm khuẩn. Đồng thời, phát hiện kịp thời các biến chứng sớm xảy ra. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện liên quan đến tình trạng bạch cầu lympho trong máu tăng lên, bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám. Từ đó, có được phát hiện, chẩn đoán và phương pháp điều trị kịp thời. Nếu nghi ngờ mắc ung thư máu, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tủy đồ để chẩn đoán xác định.
Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm thăm khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Đồng thời, xây dựng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể. Chưa kể, mỗi người cần có thói quen sinh hoạt, tập luyện khoa học. Từ đó, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
4.5 Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng tăng tế bào máu
Chẩn đoán tình trạng tăng tế bào máu dựa trên công thức máu. Bao gồm: xét nghiệm sinh học định lượng tế bào lưu thông trong máu (bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu). Đồng thời, xác định tỷ lệ các tế bào máu khác nhau, nhất là tế bào lympho. Nếu kết quả cho thấy số lượng tăng lên, bác sĩ cần kiểm tra và xác định hình thái của tế bào lympho dưới kính hiển vi. Ngoài ra, nó còn giúp xác định các tế bào lympho cụ thể (T, B, NK) tăng lên để xác định nguyên nhân.
Bạch cầu lympho tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả trẻ em (đa số ở cấp tính) và người lớn (cấp tính hoặc mãn tính).
4.6 Phương pháp điều trị tăng tế bào bạch cầu lympho
Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều trị các triệu chứng nhiễm trùng liên quan
- Điều trị kháng sinh với bệnh do vi khuẩn gây nhiễm trùng
- Hóa trị, cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu.
- Loại bỏ một số nguyên nhân gây bệnh như stress kéo dài, hút thuốc,…
5. Tổng quan về tình trạng giảm bạch cầu lympho
5.1 Giảm bạch cầu lympho mắc phải
Giảm bạch cầu lympho được xác định khi số lượng tế bào này dưới 1000/mcL (1 × 109/L) với người lớn hoặc < 3000/mcL (< 3 × 109/L) với trẻ em dưới 2 tuổi. Tình trạng này xuất hiện do nhiễm trùng cơ hội, tăng nguy cơ rối loạn ác tính và tự miễn. Nếu xét nghiệm thấy tế bào lympho giảm, cần tiến hành xét nghiệm tình trạng suy giảm miễn dịch. Đồng thời, phân tích các phân nhóm bạch cầu lympho ở bệnh nhân đã hồi phục sau các biến cố cấp tính. Hoặc điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền. Ngoài ra, nó cũng gây ra một số rối loạn khác.
5.2 Giảm bạch cầu lympho di truyền
Tình trạng này thưởng xảy ra do:
- Rối loạn suy giảm miễn dịch phối hợp nghiêm trọng làm giảm khả năng sản xuất kháng thể. WHIM là hội chứng rối loạn di truyền ít gặp. Biểu hiện là bạch cầu trung tính và lympho giảm mạnh do bạch cầu không di chuyển đúng và giữ nó trong tủy xương.
- Hội chứng Wiskott-Aldrich do thiếu adenosine deaminase, purine nucleoside phosphorylase dẫn đến tỷ lệ phá hủy tế bào T gia tăng.
5.3 Nguyên nhân dẫn đến
Tình trạng suy giảm tế bào bạch cầu lympho do một số nguyên nhân sau:
-
Suy dinh dưỡng protein-năng lượng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm lượng tế bào bạch cầu trên toàn cầu.
-
Nhiễm HIV
Bệnh nhân nhiễm HIV thường bị giảm loại bạch cầu này. Đó là do các tế bào T CD4+ bị phá hủy bởi virus HIV. Bạch cầu bị giảm phản ánh tình trạng suy giảm sản sinh lympho do phá hủy cấu trúc tuyến ức hoặc mô.
-
COVID-19
Bệnh nhân mắc COVID-19 thường bị giảm bạch cầu lympho với tỷ lệ lên đến 35% – 83% số bệnh nhân. Tình trạng này cảnh báo nguy cơ bệnh nhân phải vào khu ICU, thâm chí dẫn đến tử vong. COVID-19 có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào lympho. Từ đó, diễn ra cơ chế apoptosis chết tế bào theo chương trình liên quan đến cytokine của tế bào.
-
Hóa trị liệu
Quá trình hóa trị, xạ trị khiến tế bào nhiễm độc. Hoặc sử dụng globulin chống bạch cầu lympho. Ngoài ra, quá trình điều trị vảy nến dùng psoralen và tia cực tím khiến T. Glucocorticoids bị phá hủy. Từ đó, dẫn đến tế bào lympho bị hủy hoại. Bởi vậy, liệu pháp glucocorticoid lâu dài khiến tế bào bạch cầu lympho bị tiêu diệt, cũng như hội chứng Cushing.
-
Một số bệnh nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn, nhiễm trùng huyết, điều trị bằng corticosteroid và căng thẳng cũng gây ra tình trạng này.
-
Một số loại bệnh khác
U lympho, bệnh sacoit, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, nhược cơ, ruột mất protein do bệnh đường tiêu hóa hoặc viêm màng ngoài tim co thắt.
5.4 Dấu hiệu liên quan
Tình trạng giảm bạch cầu lympho thường không rõ triệu chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện có thể được nhận thấy như:
- Không có hoặc giảm bớt amidan hoặc hạch bạch huyết
- Xuất hiện các bất thường trên da như rụng tóc, chàm, viêm da mủ, giãn mao mạch, mụn cóc,…
- Triệu chứng của bệnh huyết học như xanh, chấm xuất huyết, vàng da, loét miệng
- Hạch to, lách to, có thể do nhiễm HIV hoặc u lympho Hodgkin
- Dấu hiệu lâm sàng do nhiễm trùng tái diễn hoặc bất thường
- Các bệnh về viêm phổi (P. jirovecii, cytomegalovirus, rubella), viêm phế quản varicella, ung thư và rối loạn tự miễn.
- Công thức máu toàn bộ khác biệt
- Định lượng dựa trên số lượng lympho dưới nhóm và nồng độ globulin miễn dịch
5.5 Phương thức điều trị
Một số phương pháp điều trị tình trạng giảm bạch cầu lympho được tổng hợp gồm:
- Truyền, tiêm dưới da globulin miễn dịch
- Ghép tế bào gốc tạo máu
- Tiêm vaccine không hoạt động hoặc tái tổ hợp. Tuy nhiên, tùy chủng loại và mức độ nghiêm trọng mà hiệu quả khác nhau.
Xem thêm:
- Hồng cầu là gì? Vai trò và một số rối loạn liên quan
- Tiểu cầu là gì? Vai trò và một số tình trạng rối loạn nghiêm trọng
6. Tạm kết
Bạch cầu lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hiểu về chức năng của chúng và duy trì cân bằng là chìa khóa để giữ gìn sức khỏe. Đồng thời, nhận thức về các vấn đề liên quan giúp phòng tránh tình trạng suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của bạch cầu lympho. Từ đó, đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.