Tiểu cầu là gì? Tế bào thành phần quan trọng cấu tạo nên máu và tham gia thực hiện các chức năng mật thiết với hoạt động sống
Tiểu cầu là thành phần tế bào không thể thiếu để hình thành máu. Nó có vai trò quan trọng trong lọc máu, đông máu và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiểu cầu, điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và hoạt động chung của máu. Vậy tiểu cầu là gì? Tình trạng tăng, giảm số lượng tiểu cầu mang đến những cảnh báo gì về sức khỏe? Tham khảo ngay thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Tiểu cầu là gì?
1.1 Khái niệm và vai trò
Máu dạng lỏng gồm nhiều đa dạng thành phần và chức năng. Hai thành phần chính là huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Tiểu cầu (tiếng Anh: platelets hay thrombocytes) là các tế bào rất nhỏ. Khi mạch máu bị tổn thương, các tế bào bạch cầu sẽ liên kết hình thành máu đông để máu ngưng chảy. Chưa kể, tiểu cầu còn giúp trẻ hóa các tế bào nội mạc làm thành mạch mềm mại hơn. Tiểu cầu được sinh ra, biệt hóa tại tủy xương rồi sẽ ra máu ngoại vi để thực hiện chức năng.
Thường sự sống của tiểu cầu kéo dài từ 5-7 ngày. Và lách chính là cơ quan nhận nhiệm vụ tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già. Nó bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cùng các tế bào máu khác. Lá lách to bất thường có thể đẩy nhanh quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu. Từ đó, làm giảm số lượng tiểu cầu trong mạch máu ngoại vi. Bởi vậy, trong trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt lách để ngăn chặn quá trình tiêu hủy tiểu cầu (The Spleen (Human Anatomy): Picture, Definition, Function, and Related Conditions”. WebMD. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016).
1.2 Cấu tạo
Tiểu cầu không có nhân tế bào. Thực chất, nó là mảnh vỡ từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh từ megakaryocytes của tủy xương. Tế bào máu này có hình đĩa hai mặt lồi (giống thấu kính). Màng của tiểu cầu là màng Phospholipid kép chứa nhiều thụ thể trên bề mặt. Các hạt trong bào tương chứa chất liên quan đến ngưng tiểu cầu và đông cầm máu. Tiểu cầu chỉ có ở động vật có vú. Còn ở các nhóm động vật khác, tiểu cầu tuần hoàn như các tế bào đơn nhân (Tiểu cầu là gì?, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập 12 tháng 3 năm 2016).
1.3 Tiểu cầu được sinh ra ở đâu?
Tiểu cầu được sinh ra ở tủy xương do tế bào mẫu tiểu cầu có nhân lớn – CFU-GEMM (megakaryocyte). Từ tế bào mẫu, tiểu cầu tiếp tục phát triển, nối với nhau thành chuỗi tế bào tiền tiểu cầu. Sau đó, chúng sẽ giải phóng ra các tiểu cầu đơn lẻ hoặc nhóm tế bào. Có khoảng 3000 tế bào tiểu cầu được sinh ra từ tế bào mẫu tiểu cầu.
Trung bình có 35000 đơn vị tế bào tiểu cầu được sinh ra trong một ngày. Con số nỳ có thể tăng lên ở người mắc hội chứng suy giảm tiểu cầu miễn dịch. Trong quá trình sản xuất, các kháng thể kháng tiểu cầu có thể tác động, đẩy mạnh tốc độ tăng sinh tiểu cầu. Ngoài ra, một số rối loạn chức năng tủy xương cũng gây rối loạn sinh tiểu cầu. Đó có thể là các bệnh lý gây loạn tủy, suy tủy, thuốc ảnh hưởng chức năng tủy trong hóa, xạ trị,…
1.4 Kích thước
Tiểu cầu có kích thước nhỏ nhất trong máu người. Nó có dạng hình tròn hoặc bầu dục với đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Cụ thể là đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 – 2.3 μm), lớn nhất là 3μm. Độ dày khoảng 0,5 μm.
1.5 Định lượng
Số lượng tiểu cầu trong máu được tính bằng chỉ số PLT (Platelet Count). Định lượng trung bình là khoảng 150.000 – 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Chỉ số trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Tức là 1l máu sẽ chứa 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Ngoài ra, nó còn được xác định dựa trên công thức máu. Mọi biến đổi trong tỷ lệ, số lượng máu đều cảnh báo tình trạng bất thường về máu và sức khỏe. Số lượng tiểu cầu có thể thay đổi theo giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm trong khi mang thai và tăng khi đáp ứng với các cytokine viêm. Các tiểu cầu cuối cùng bị phá hủy do cơ chế chết theo chương trình, một quá trình độc lập với lách.
Giá trị về số lượng tiểu cầu trong xét nghiệm công thức máu ở mỗi người khác nhau. Tùy theo tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và đặc biệt là thiết bị làm xét nghiệm… mà có sự khác biệt. Bởi vậy, cần đi thăm khám định kỳ để nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe.
Xem thêm:
- Tế bào là gì? Nền tảng cho mọi hoạt động sống
- Bạch cầu lympho và tình trạng mất cân bằng cảnh báo sức khỏe
2. Chức năng của tiểu cầu
Mỗi tế bào máu đều có đảm nhiệm chức năng nhất định. Và tiểu cầu là một trong những tế bào máu có vai trò quan trọng.
2.1 Chức năng
Tiểu cầu là thành phần quan trọng hỗ trợ quá trình đông máu, tạo cục máu đông, co mạch, miễn dịch,… Trong đó, cầm máu là chức năng chính. Khi cơ thể bị thương, tiểu cầu giúp đông máu ở miệng vết thương. Từ đó, ngưng máu chảy ra ngoài tại nội mạc mạch máu. Tuy nhiên, một số vết thương khá lớn cũng khó có thể cầm máu.
Kết dính
Tiểu cầu không kết dính vào thành mạch khi bình thường. Trong trường hợp thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu hoạt hóa và dính vào vùng bị tổn thương. Collagen là chất cần thiết để kích thích tiểu cầu ngưng tập. Ngoài ra, còn có một số chất kết dính như GPlp, GPllp/llla, canxi…
Ngưng tập
Đây là hiện tượng tiểu cầu tập trung tạo các “nút” nhờ kết dính. Nó hoạt hóa tiểu cầu và hỗ trợ ngưng tập. Quá trình này được kích thích bởi một số yếu tố như: ADP, thrombi, adrenalin. Loại tế bào máu này cung cấp điện tích ( – ) giúp hoạt hóa yếu tố XII. Đây là bước đầu của quá trình đông máu gắn với xa tăng hoạt hóa cho prothrombin.
Chế tiết
Collagen hay thrombin hoạt hóa giúp tăng chế tiết của tế bào tiểu cầu. Bao gồm ADP, serotonin, fibrinnogen,… Chúng giúp hoạt hóa quá trình tổng hợp prostaglandin tiểu cầu. Đồng thời, làm tăng thấm mạch và ức chế ngưng tập diễn ra.
Có thể thấy, tiểu cầu rất quan trọng trong quá trình cầm máu ban đầu. Tuy nhiên, chức năng này phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu trong máu. Ngoài tác dụng làm đông máu, tiểu cầu còn hỗ trợ phản ứng viêm, trẻ hóa tế bào nội mạc, nâng cao miễn dịch, làm mềm thành mạch, viêm, xơ vữa động mạch,…
2.2 Quá trình tiểu cầu cầm máu là gì?
Quá trình cầm máu của tiểu cầu trải qua 3 giai đoạn:
- Kết dính tiểu cầu: Vết thương làm lộ collagen dưới tế bào nội mạc mạch máu. Khi đó, tiểu cầu tập trung và dính vào lớp này.
- Giải phóng yếu tố hoạt động: Tiểu cầu được hoạt hóa sau quá trình kết dính. Tế bào dược phình to, thò chân giả và giải phóng ADP, Thromboxane A2.
- Ngưng tập tiểu cầu: ADP và thromboxane A2 hoạt hoá các tế bào tiểu cần xung quanh. Từ đó, giúp chúng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu. Quá trình kết dính này liên tiếp kết dính các lớp tiểu cầu kế tiếp. Từ đó, hình thành nút tiểu cầu. Chúng kết hợp với cầm máu thứ cấp bằng sợi huyết (fibrin) tổng hợp.
3. Hệ quả của hiện tượng tăng/ giảm tiểu cầu
Lượng tiểu cầu thông thường là 150 – 450 G/L máu toàn phần. Nếu lớn hơn con số cho thấy tình trạng tăng tiểu cầu (thrombocytosis). Còn ít hơn 150 G/L gọi là giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây chảy máu. Còn lượng tiểu cầu quá cao dẫn đến hình thành cục máu đông, cản trở mạch máu. Nó dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng như có thể gây đột quỵ, làm tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi,…
- Tăng tiểu cầu: rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm.
- Giảm tiểu cầu: ức chế hoặc thay thế tủy xương, phì đại lách, kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, xuất huyết sau truyền máu,…
4. Những bệnh lý, rối loạn về tiểu cầu thường gặp
Tình trạng tăng, giảm tiểu cầu là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là một số bệnh lý, rối loạn về tiểu cầu đã được BCC tổng hợp:
4.1 Tăng tiểu cầu tiên phát là gì?
Tăng tiểu cầu tiên phát là tình trạng rối loạn tăng sinh tủy mạn tính. Rối loạn này phát sinh do số lượng lớn tiểu cầu gia tăng thất thường. Điều khiến dẫn đến xuất huyết hoặc xuất hiện huyết khối ở cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho thấy số lượng tiểu cầu trên 450 G/L cùng một số biểu hiện. Cụ thể là không có xơ tủy, nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc bất kỳ rối loạn khác. Người bệnh thường gặp một số triệu chứng như: người yếu, mệt mỏi, đau đầu, chảy máu, lách to, thiếu máu cục bộ.
4.2 Tăng tiểu cầu thứ phát
Tăng tiểu cầu thứ phát khá phổ biến do tiểu cầu tăng lên bất thường. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải từ tủy xương. Nó xảy ra do bệnh lý hoặc bất kỳ tình trạng nào kích thích sản xuất lượng lớn tiểu cầu. Cụ thể là do nhiễm trùng, viêm nhiễm, ung thư, phản ứng với thuốc,… Các triệu chứng thường không nghiêm trọng. Số lượng tiểu cầu được cân bằng nếu các trình trạng trên khỏi hẳn.
4.3 Rối loạn chức năng tiểu cầu là gì?
Người bị rối loạn chức năng tiểu cầu thường xuất hiện các vết bầm tím trên da. Tuy nhiên, khi xét nghiệm máu, chỉ số tiểu cầu vẫn ở mức bình thường. Đó là do rối loạn chức năng tiểu cầu dẫn đến chức năng đông máu bị ảnh hưởng. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng này thường là suy thận, sử dụng aspirin hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, tình trạng này có thể do di truyền hoặc mắc phải. Một số rối loạn di truyền như bệnh von Willebrand. Nó là bệnh xuất huyết di truyền phổ biến nhất. Còn rối loạn nội tại tiểu cầu di truyền ít phổ biến hơn.
4.4 Giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu không gây ra quá nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng này hoặc số lượng tiểu cầu giảm sút mạnh có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tự nhiên. Điển hình là chảy máu khi va chạm nhẹ, nôn ra máu, tiểu ra máu, xuất huyết màng não, tai biến,…
Dấu hiệu
Chúng ta đã biết chức năng chính của tiểu cầu là thực hiện quá trình đông cầm máu, chính vì vậy mà khi số lượng tiểu cầu bị giảm nặng thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình trạng xuất huyết như:
- Xuất huyết dưới da và niêm mạc như các chấm máu, bầm tím,…
- Xuất huyết niêm mạc (mũi họng, mũi, tiêu hóa, đường tiết niệu sinh dục)
- Xuất huyết ngoài da như chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…
- Xuất huyết não
- Chảy máu ồ ạt sau phẫu thuật
- Kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài
Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và làm xét nghiệm tổng thể. Từ đó, xác định các chỉ số thành phần tế bào máu, đặc biệt là tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu ở trạng thái bình thường rơi vào khoảng 150 G/l – 450 G/l. Tuy nhiên, khi số lượng này xuống dưới 100 G/l tức là cơ thể bị giảm tiểu cầu.
Nguyên nhân
- Không đủ điều kiện sản xuất tiểu cầu giảm
- Tăng giữ tiểu cầu trong lách, với đời sống tiểu cầu bình thường
- Tăng phá hủy, tiêu thụ tiểu cầu hoặc pha loãng tiểu cầu
- Giảm tiểu cầu trong thai kỳ
- Do thuốc phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch như Heparin. Quinin, Vancomicin,…
- Do thuốc ức chế tủy xương phụ thuộc liều lượng như hóa trị liệu ung thư
- Do nhiễm trùng
- Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP – xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch)…
- Do mắc một số bệnh như ung bướu, ung thư gan, xơ gan, lách, suy tủy, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc u lympho, u di căn tủy xương,…
- Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát, thứ phát,như sau nhiễm virus (Sốt xuất huyết, thủy đậu, zona…), rối loạn đông máu DIC,…
- Chảy máu kéo dài, hoặc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ…
Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
Tiểu cầu tham gia quá trình đông máu, cầm máu khi cơ thể bị thương. Do đó, giảm bạch cầu làm suy giảm chức năng đông máu. Trong khi, việc mất máu quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mất mạng. Người bệnh có thể gặp phải xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm nhẹ.
5. Xét nghiệm chỉ số tiểu cầu có cần thiết không?
5.1 Khi nào cần xét nghiệm tiểu cầu?
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong máu và các hoạt động khác của cơ thể. Do đó, việc theo dõi chỉ số và hoạt động của tiểu cầu rất cần thiết. Đặc biệt với các đối tượng có tiền sử mắc bệnh lý làm tăng/ giảm tiểu cầu bất thường hoặc dễ mắc các bệnh lý liên quan đến tiểu cầu. Họ càng cần xét nghiệm máu thường xuyên. Nếu gặp các tình trạng liên quan đến khó cầm máu, cần đến ngay cơ thể thăm khám. Một số triệu chứng phổ biến như dễ bị bầm tím trên cơ thể, khó cầm máu, thường xuyên chảy máu mũi, máu chân răng, rong kinh,… Xét nghiệm máu là cách thức xét nghiệm đơn giản và phổ biến giúp kiểm tra định lượng tiểu cầu.
Xem thêm:
- Bạch cầu miễn dịch là gì? Vai trò và bí kíp cân bằng
- Hồng cầu là gì? Vai trò và một số rối loạn liên quan
5.2 Chẩn đoán rối loạn tiểu cầu
- Xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng xuất huyết dạng chấm ở da và niêm mạc
- Phân tích tế bào máu ngoại vi với tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu, tiêu bản máu ngoại vi
- Chọc hút dịch tủy xương
- Kháng nguyên von Willebrand, hoạt động gắn kết tiểu cầu và nghiên cứu đa phân tử
- Nghiên cứu về đông máu
- Số lượng tiểu cầu, tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR) và thời gian thromboplastin một phần bình thường
5.3 Phương pháp điều trị bệnh thiếu tiểu cầu là gì?
Giảm tiểu cầu là bệnh nguy hiểm nhưng đã có phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có giải pháp phòng chống hiệu quả. Đồng thời, kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:
Thuốc điều trị
- Truyền tiểu cầu: Biện pháp điều trị tạm thời giúp cầm máu hoặc phòng tránh biến chứng xuất huyết nặng. Đồng thời, tránh các hành động chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ. Nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, bác sĩ sẽ truyền trực tiếp tiểu cầu vào cơ thể. Hoặc cầm máu tại chỗ. Ngoài thuốc điều trị, bệnh nhân cần kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng.
- Sử dụng thuốc corticoides: Được dùng cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn.
Phẫu thuật cắt lách: Chỉ định khi bệnh chuyển sang mạn tính, phụ thuộc hoặc không còn đáp ứng với corticoides. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc ức chế miễn dịch khác.
Thói quen sinh hoạt
Cách tốt nhất để phòng chống tốt nhất các bệnh liên quan đến tiểu cầu là duy trì lối sống lành mạnh. Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cùng tập luyện thể dục, thể thao điều độ. Đồng thời, có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn điều độ. Hạn chế tối đa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… và hóa chất độc hại. Người đang mắc các bệnh lý liên quan đến tiểu cầu cần hạn chế va chạm dẫn đến các vết thương. Về chế độ ăn uống, nên tăng cường các vitamin C, vitamin A, vitamin B12, Omega-3,… để duy trì cân bằng tiểu cầu và gia tăng sức đề kháng.
6. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp “Tiểu cầu là gì?”. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc lọc máu, đông máu cùng như duy trì cân bằng nước và điện giải. Đồng thời, tham gia vào hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh lý. Tiểu cầu không chỉ là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Nó còn là chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Việc theo dõi và duy trì mức tiểu cầu trong giới hạn bình thường là chìa khóa để ngăn chặn nhiều vấn đề sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động tiêu cực. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.