Mono trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số quan trọng trong đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và cách cân bằng để duy trì sức khỏe
Chỉ số MONO trong xét nghiệm máu là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của cơ thể. Khi tỷ lệ bạch cầu Mono tăng cao hơn mức bình thường, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Việc hiểu ý nghĩa của chỉ số này là cực kỳ quan trọng để nhận biết và giải quyết các vấn đề sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về “Mono trong xét nghiệm máu là gì?” và một số nguy cơ tiềm ẩn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Nội dung
1. MONO và chỉ số MONO trong máu
1.1 Mono trong xét nghiệm máu là gì?
Mono còn được gọi là tế bào bạch cầu Mono. Đây là thành phần quan trọng cấu thành nên máu và duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nó giúp hình thành hàng rào miễn dịch nhằm bảo vệ tế bào. Đồng thời, hỗ trợ phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, cần cung cấp đầy đủ số lượng bạch cầu. Không chỉ có mặt trong máu, chúng còn cư trú ở các mô và cơ quan khác. Chẳng hạn như lách, hạch bạch huyết và các hạch khác.
Thời gian lưu hành của bạch cầu chỉ tối đa khoảng 20 giờ. Sau khi rời khỏi máu, chúng di chuyển đến các cơ quan khác và chuyển thành đại thực bào tổ chức. Các tế bào này có khả năng sống sót cao hơn từ vài tháng đến vài năm. Bởi vậy, nó có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả và mạnh mẽ.
Có ba loại tế bào mono chính với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.
- Bạch cầu hạt: Có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân lạ trong máu.
- Bạch cầu đơn nhân: Bạch cầu mono thuộc nhóm này. Nó đảm nhận chức năng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, ngăn cản mầm bệnh có nguy cơ xâm nhập.
- Tế bào Lympho: Có chức năng quan trọng trong hệ miễn dịch. Cụ thể là phát hiện và tiêu diệt các yếu tố lạ gây bệnh.
Vậy Mono trong xét nghiệm máu là gì? Đây là căn cứ để đánh giá mức độ ổn định của tế bào bạch cầu trong máu. Vậy giá trị kết quả chỉ số Mono cảnh báo các vấn đề gì liên quan đến sức khỏe? Ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Giải đáp chi tiết ngay thông qua các thông tin được tổng hợp dưới đây.
1.2 Ý nghĩa của xét nghiệm bạch cầu Mono
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là xét nghiệm phổ biến nhất. Trong đó, Mono là chỉ số quan trọng giúp xác định tỷ lệ và tình trạng bạch cầu trong máu. Nó có thể được chỉ định thực hiện riêng hoặc xét nghiệm cùng với một số chỉ số khác. Bạch cầu là một phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Cụ thể là đảm nhận chức năng tăng cường miễn dịch và bảo vệ sức khỏe. Bởi vậy, bất kỳ dấu hiệu tăng giảm nào cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hoặc tình trạng nhiễm trùng cần được điều trị kịp thời. Do đó, xét nghiệm chỉ số Mono giúp đánh giá sức khỏe tổng quan và hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Cụ thể:
- Giá trị chỉ số Mono nằm trong khoảng 4 – 8% (0 – 0,9 G/L): Biểu hiện cơ thể hoạt động bình thường
- Giá trị chỉ số Mono thấp hơn 4% tức (Dưới 0G/L): Tình trạng giảm bạch cầu miễn dịch.
- Giá trị mono lớn hơn 8% tức (Trên 0,9 G/L): Tình trạng tăng bạch cầu miễn dịch.
Lưu ý:
- Một số loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả và quá trình chẩn đoán.
- Chẳng hạn như glucocorticoid,… Bởi vậy, cần trao đổi chi tiết về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng.
- Cần có thời gian theo dõi và tuân theo chỉ định của các bác sĩ.
- Nên thực hiện xét nghiệm máu định kỳ trong khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo để đánh giá hiệu quả và kiểm tra lại các chỉ số.
1.3 Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số MONO?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chỉ số Mono chính xác, cần tuân thủ một số lưu ý sau:
- Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm
- Trao đổi kỹ lượng và đầy đủ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng
- Mặc đồ thoải mái, đảm bảo lấy máu xét nghiệm nhanh chóng
- Liên hệ và đặt lịch trước với cơ sở y tế uy tín
Xem thêm:
- Chỉ số RBC trong máu là gì? Căn cứ đánh giá sức khỏe tổng quát
- RDW trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa và một số lưu ý cần biết
2. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm chỉ số MONO trong máu là gì?
Cùng BCC giải mã ngay kết quả xét nghiệm chỉ số MONO trong máu.
2.1 Chỉ số MONO máu bình thường
Chỉ số Mono ở người bình thường khỏe mạnh nằm trong khoảng 0.2 – 0.8 G/L (0.2 – 0.8 K/uL). Nó tương đương với 4 – 8%. Số lượng bạch cầu giảm thấp hoặc vượt ngưỡng giá trị này đều có thể cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
2.2 Chỉ số MONO trong máu cao là gì?
Giá trị trên 1 G/L (1 K/uL) hay tỷ lệ bạch cầu MONO chiếm hơn 10% báo hiệu tình trạng Mono tăng cao. Điều này chứng tỏ cơ thể đang gặp một số bệnh lý. Cụ thể là rối loạn về máu, bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tim mạch, viêm vòi trứng, bệnh lý ung thư,… Cụ thể, chỉ số MONO trong máu cao thường gặp ở các bệnh:
Tim mạch
Tế bào bạch cầu MONO có thể là dấu hiệu của sự xuất hiện mảng xơ vữa động mạch. Quá trình này có sự tham gia của đại thực bào do bạch cầu MONO biệt hóa. Từ đó, gây nên xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn mạch máu.
Nhiễm trùng
Khi cơ tác nhân lạ xâm nhập, bạch cầu MONO sẽ nhanh chóng phát hiện. Sau đó, đáp ứng miễn dịch nhanh chóng với các kích thích để ức chế các tác nhân này. Cơ chế này giúp ngăn chặn quá trình nhiễm trùng. Do đó, số lượng MONO trong máu sẽ tăng cao khi cơ thể bị nhiễm trùng nhằm phản ứng lại tình trạng này. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như sốt rét, giang mai, lao,…
Một số bệnh ung thư máu
Chỉ số Mono tăng cao gây nên một số bệnh lý kích thích tăng sinh tế bào bạch cầu MONO tủy xương. Chẳng hạn như rối loạn tăng sinh tủy, Hodgkin, bạch cầu dòng tủy mạn tính,… Đây là các tế bào bất thường nên không thể phát huy chức năng vốn có. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Bệnh tự miễn
Hệ miễn dịch khó có thể phân biệt các tế bào xâm nhập. Khi đó, nó sẽ tấn công nhầm tế bào khỏe mạnh và gây bệnh tự miễn. Điển hình là Crohn, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống,… Quá trình này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự kích hoạt tế bào bạch cầu MONO.
Bệnh u hạt
Chỉ số Mono trong máu thường tăng cao ở người mắc bệnh u hạt. Đây là kết quả do hệ miễn dịch hoạt động quá sức. U hạt có thể cư trú ở khắp mọi nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, phổi và hạch bạch huyết là khu cư trú phổ biến hơn cả.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, chỉ số Mono trong máu tăng cao còn do một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng thuốc, mang thai, phẫu thuật cắt bỏ lá lách, căng thẳng kéo dài,…
Nhiễm độc dị ứng - Mắc một số bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày, đại tràng, đại trực tràng, bệnh Hodgkin, u tủy,…
- Mắc bệnh do virus như cảm lạnh,cảm cúm, quai bị, viêm gan,…
- Bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính như lao, viêm vòi chứng,…
Tuy nhiên, tăng tỷ lệ bạch cầu mono không biểu hiện dấu hiệu cụ thể của bệnh lý nào nhất định. Bởi vậy, cần kết hợp với các xét nghiệm khác nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất. Đồng thời, cần lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp.
2.3 Chỉ số MONO trong máu thấp là gì?
Chỉ số MONO trong máu thấp là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu MONO giảm thấp dưới 200 tế bào/uL (0,2 G/L hoặc 0,2 K/uL). Hay tỷ lệ bạch cầu MONO (MONO%) giảm thấp hơn 4%. Đây là dấu hiệu của bạch MONO không được sản xuất đủ hoặc tốc độ chết tế bào nhanh hơn bình thường. Tình trạng này cảnh báo nhiều bệnh lý rối loạn về máu cần được theo dõi và điều trị. Điển hình là một số bệnh lý nghiêm trọng như: Bệnh đột biến gen GATA 2, thiếu máu bất sản, HIV/AIDS,…
Đột biến gen GATA2
Đột biến gen GATA2 làm sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí biến mất tế bào bạch cầu MONO trong cơ thể. Bởi vậy, chỉ số Mono trong máu được xác định ở mức thấp. Tình trạng này kéo dài làm giảm số lượng tế bào gai, bạch cầu lympho và gây bệnh thiếu máu bất sản. Loại đột biến này thường có xu hướng di truyền. Đồng thời, có thể tác động từ rất sớm (sơ sinh) hoặc rất muộn (trưởng thành), tùy theo tình trạng người. Một số triệu chứng phổ biến như: phì đại hạch bạch huyết, nổi mụn cóc, mắc bệnh nhiễm trùng,… ]
Bệnh bạch cầu dạng lông
Bệnh bạch cầu dạng lông (HCL) là loại ung thư máu xảy ra do sản sinh quá nhiều lympho B. Nó lấn át và làm sụt giảm các tế bào cụ thể khác. Trong đó, có cả bạch cầu MONO. Bệnh lý này dễ làm tổn thương người bệnh bởi các mầm bệnh cơ hội.
Điều trị ung thư
Điều trị ung thư cũng là nguyên nhân làm giảm chỉ số Mono trong máu. Đó là tác dụng phụ trong quá trình ứng dụng liệu pháp điều trị. Cụ thể là hóa trị, xạ trị,… ức chế sự phát triển của tế bào máu. Đặc biệt là sụt giảm bạch cầu mono. Chưa kể, nó còn gây ra tình trạng thiếu máu.
Thiếu máu bất sản
Thiếu máu bất sản xảy ra do tủy xương không tạo đủ số lượng tế bào máu cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Nguyên nhân là do các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương bị tổn thương. Có thể là do hệ miễn dịch tấn công, nhiễm độc, sử dụng thuốc hóa trị ung thư,… Bởi vậy, các tế bào gốc này không thể tiếp tục biệt hóa để tạo các tế bào máu khác. Trong đó, có cả bạch cầu MONO. Số lượng bạch cầu MONO sụt giảm khiến chỉ số MONO trong máu thấp. Có nhiều nguyên do làm cho tủy xương bị tổn thương.
HIV/AIDS
HIV/AIDS là tình trạng bệnh lý gây suy giảm miễn dịch nặng nề. Virus HIV xâm nhập và phá hủy các loại bạch cầu, bao gồm cả bạch cầu MONO. Điều này khiến chỉ số MONO trong xét nghiệm máu bị sụt giảm đáng kể. Điều này khiến người nhiễm HIV dễ mắc phải các mầm bệnh cơ hội gây nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí tử vong.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến chỉ số bạch cầu MONO trong máu giảm như: ung thư di căn chèn ép tủy xương, phỏng,…
3. Phương pháp duy trì và cân bằng chỉ số bạch cầu Mono trong máu
Tăng giảm chỉ số Mono là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc điều chỉnh và cân bằng chỉ số này rất quan trọng với sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay một số tips giúp duy trì chỉ số Mono ở mức bình thường:
3.1 Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong việc kiểm soát tỷ lệ bạch cầu mono. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, hoa quả,… Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm nhiễm, dị ứng. Không chỉ giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
3.2 Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quan. Đồng thời, có biện pháp điều trị các bệnh lý kịp thời nếu mắc. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ theo dõi lượng bạch cầu mono và một số chỉ số khác. Từ đó,
3.3 Rèn luyện thể dục thường xuyên
Rèn luyện thân thể, tập thể dụng thể thao đều đặn giúp cải thiện tình trạng trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng. Do đó, cần tập trung 30 phút mỗi ngày để tập luyện hoạt động mình yêu thích. Có thể là chạy bộ, bơi lội, yoga,…
Xem thêm:
- PDW trong xét nghiệm máu là gì? Cảnh báo các vấn đề sức khỏe
- Chỉ số NEUT trong máu là gì? Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu
4. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Mono trong xét nghiệm máu là gì?”. Mono trong xét nghiệm máu (monocytes) là một loại bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chỉ số mono tăng cao có thể cảnh báo một số bệnh như viêm nhiễm. Còn trường trường hợp giảm thấp, nó là dấu hiệu của suy giảm miễn dịch hoặc điều trị hóa trị. Bài viết đã phản ánh tầm quan trọng của việc thực hiện xét nghiệm bạch cầu mono trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.